Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đắk Lắk: Đầu tư hơn 20 tỷ đồng cho hoạt động bảo tồn văn hóa cồng chiêng

Lê Hường - 16:45, 03/03/2022

Ngày 3/3, ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND tỉnh về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2022 - 2025.

Diễn tấu cồng chiêng
Diễn tấu cồng chiêng

Theo đó, trong 4 năm thực hiện Nghị quyết số 10, tổng kinh phí triển khai thực hiện là hơn 20,3 tỷ đồng. UBND tỉnh Đắk Lắk giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, đơn vị lin quan phối hợp tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết trên và các nội dung đã cam kết trong hồ sơ trình Tổ chức UNESCO.

Cụ thể, tổ chức tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa cồng chiêng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các sự kiện như ngày hội, hội thi, hội diễn, liên hoan, trưng bày, triển lãm… Các huyện, thị xã, thành phố hàng năm tổ chức phục dựng ít nhất 1 nghi lễ, lễ hội truyền thống của các DTTS trên địa bàn gắn với hoạt động bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi, khai thác, truyền dạy và nâng cao hiệu quả sử dụng các bài chiêng cổ của dân tộc Ê Đê, Mnông trong sinh hoạt cộng đồng. Bảo tồn buôn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng để duy trì văn hóa cồng chiêng. Cấp chiêng và trang phục truyền thống cho đội chiêng, đội văn nghệ tiêu biểu ở các buôn làng đồng bào DTTS.

Ngoài ra, từng bước hệ thống hóa tư liệu văn hóa cồng chiêng và hình ảnh các bộ chiêng cổ trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng. Đưa di sản văn hóa cồng chiêng vào trường DTNT và bán trú trên địa bàn tỉnh.

(TIN) Đắk Lắk: Đầu tư hơn 20 tỷ đồng cho hoạt động bảo tồn văn hóa cồng chiêng 1

Theo báo cáo kết quả kiểm kê năm 2020, toàn tỉnh có 2.098 bộ chiêng, trong đó có 1.645 bộ chiêng Ê Đê; 319 bộ chiêng Mnông; 118 bộ chiêng Gia Rai; 5 bộ chiêng Xơ Đăng; 4 bộ chiêng Mường; 3 bộ chiêng Vân Kiểu; 3 bộ chiêng Thái và 1 bộ chiêng Ba Na. Với 5.116 nghệ nhân đánh chiêng, 812 nghệ nhân dạy đánh cồng chiêng, 331 nghệ nhân chỉnh chiêng.

“Với những mục tiêu và giải pháp đề ra như vậy, chúng tôi hy vọng dịch Covid-19 sớm được khống chế, miễn dịch cộng đồng để các hoạt động lễ hội nói chung và các hoạt động liên quan đến bảo tồn văn hóa nói riêng sớm được quay trở lại để thực hiện các hoạt động xã hội hóa góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn”, ông Đặng Gia Duẩn, Phó giám sốc Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch chia sẻ.​​​​​​

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.