Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đưa rau rừng trở thành hàng hóa

Tấn Sỹ - Thanh Huyền - 21:36, 12/04/2020

Chăm chỉ trồng rau sạch, biết cách đưa rau rừng trở thành hàng hóa… Đó là cách giúp chị Hồ Thị Tường, dân tộc Giẻ-triêng thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam).

Chị Hồ Thị Tường thu hoạch rau lủi. Ảnh: Xuân Lam
Chị Hồ Thị Tường thu hoạch rau lủi. Ảnh: Xuân Lam

Chị Tường sinh năm 1987, trong một gia đình DTTS nghèo. Thấm thía cái nghèo của gia đình, nên chị quyết tâm tìm hướng thoát nghèo. Chị Tường nhận thấy người dân trên địa bàn thị trấn Khâm Đức có nhu cầu tiêu thụ rau sạch rất lớn, trong khi nguồn cung chưa bảo đảm, rau toàn từ đồng bằng chở lên, giá cả đắt đỏ. Từ năm 2017, tận dụng diện tích đất trong vườn nhà, chị Tường trồng hơn 1.000 cây rau ngót. Chị đã thành công với cây rau này, bình quân mỗi ngày chị Tường thu về gần 200 nghìn từ bán rau.

Từ thành công ban đầu, chị Tường quyết định mở rộng diện tích, cũng như trồng thêm nhiều loại rau mà thị trường ưa chuộng. Hiện tại, với hơn 2.000m2 đất vườn, chị Tường trồng xen canh nhiều loại rau như cà tím, mướp đắng, dưa leo, bắp cải…

Nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng, từ năm 2019, chị Tường đã di thực thành công cây rau lủi - một giống rau rừng mọc tự nhiên về trồng tại vườn nhà. Đây là loại rau rừng được người dân ưa thích. “Ngày nào tôi cũng bán ra thị trường 30 - 40kg rau lủi, cộng thêm các loại rau trong vườn, mỗi ngày cũng thu gần 600.000 đồng”, chị Tường cho biết.

Với sự nhạy bén thị trường, chị Tường còn sử dụng công nghệ thông tin làm truyền thông giúp giải quyết đầu ra ổn định cho rau sạch. Từ tháng 10/2019, trang Facebook “vườn rau Tường Tý” của chị ra đời. Thông qua hệ thống mạng xã hội này, chị Tường đã nhận và Ship rau sạch quanh địa bàn thị trấn Khâm Đức. Nhờ sự nỗ lực của bản thân, từ diện hộ nghèo, gia đình chị Tường đã thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giả. 

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.