Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Lễ cúng ruộng của người Mông ở Mù Cang Chải

PV - 17:52, 09/08/2021

Lễ cúng ruộng (Chư Là) là một trong những nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái) nói riêng và đồng bào Mông nói chung. Nghi lễ này đã được lưu truyền qua bao thế hệ của đồng bào dân tộc Mông.

Lễ cúng ruộng được đồng bào Mông ở Mù Cang Chải tổ chức vào một ngày trong tháng 6 âm lịch, là ngày mùng 6, 16 hoặc 26 tháng 6. Đồng bào tổ chức Lễ cúng ruộng để tỏ lòng biết ơn với đất mẹ, thổ công, thổ địa và mong muốn thổ công, thổ địa sẽ bảo vệ một vụ mùa tươi tốt không sâu bệnh hại, ruộng không bị sạt bờ.

Chuẩn bị làm lễ cúng ruộng
Chuẩn bị làm lễ cúng ruộng
Trước khi vào lễ, chủ nhà đan các thanh tre được bổ ra thành tấm phẳng dài, rộng chừng 20-30cm. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Trước khi vào lễ, chủ nhà đan các thanh tre được bổ ra thành tấm phẳng dài, rộng chừng 20-30cm. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Trước khi vào lễ, chủ nhà phải cắm 4 cây tre và đan các thanh tre được bổ ra thành tấm phẳng dài, rộng chừng 20-30cm. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Trước khi vào Lễ cúng ruộng, chủ nhà phải cắm 4 cây tre và đan các thanh tre được bổ ra thành tấm phẳng dài, rộng chừng 20-30cm. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Cắm cây lâu xuống bờ của các thửa ruộng với hy vọng cây lúa trên ruộng sẽ sống tươi tốt và phát triển như cây lâu. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Cắm cây lâu xuống bờ của các thửa ruộng với hy vọng cây lúa trên ruộng sẽ sống tươi tốt và phát triển như cây lâu. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Gia chủ chọn cây lâu để cắm xuống bờ của các thửa ruộng để cầu mong các loại cây sẽ sống lâu dài trên ruộng đất, không bị sâu bệnh, mất mùa. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Gia chủ chọn cây lâu để cắm xuống bờ của các thửa ruộng để cầu mong các loại cây sẽ sống lâu dài trên ruộng đất, không bị sâu bệnh, mất mùa. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ vật để cúng ruộng gồm 1 con gà trống, rượu, hương, giấy bạc mã. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ vật để cúng ruộng gồm 1 con gà trống, rượu, hương, giấy bạc mã. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ cúng ruộng để tỏ lòng biết ơn với đất mẹ, thổ công, thổ địa và mong muốn thổ công, thổ địa sẽ bảo vệ một vụ mùa tươi tốt không sâu bệnh hại, ruộng không bị sạt bờ. Trong ảnh: Gia chủ tiến hành Lễ cúng ruộng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Lễ cúng ruộng để tỏ lòng biết ơn với đất mẹ, thổ công, thổ địa và mong muốn thổ công, thổ địa sẽ bảo vệ một vụ mùa tươi tốt không sâu bệnh hại, ruộng không bị sạt bờ. Trong ảnh: Gia chủ tiến hành Lễ cúng ruộng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.