Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Người có uy tín ở Bá Thước (Thanh Hóa): Những cánh chim đầu đàn góp sức xây dựng quê hương

Quỳnh Trâm - 04:45, 02/12/2023

Những Người có uy tín ở huyện Bá Thước (Thanh Hóa) giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bản làng vùng đồng bào DTTS. Không chỉ góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương, họ còn phát huy tốt vai trò là “chỗ dựa” vững chắc, là “cầu nối” quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền với đồng bào các dân tộc. Họ luôn là cánh chim đầu đàn vững vàng, động viên Nhân dân chung tay giữ gìn khối đoàn kết các dân tộc, xây dựng thôn, bản yên vui, phát triển

Dựng xây bản làng vùng cao

Bá Thước là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá, có 3 dân tộc chính là Thái, Mường, Kinh cùng chung sống, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 84,3% (dân tộc Mường chiếm 53,6%, dân tộc Thái chiếm 30,7%). Do đặc thù của địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đời sống kinh tế, văn hóa cũng như trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc vẫn còn nhiều hạn chế...

Người có uy tín cũng rất tích cực tìm tòi, sáng tạo, tạo nên những giá trị giúp đổi thay vùng đất nghèo
Người có uy tín cũng rất tích cực tìm tòi, sáng tạo, tạo nên những giá trị giúp đổi thay vùng đất nghèo

Những năm gần đây, các xã vùng cao của huyện Bá Thước đã có những chuyển biến tích cực trong đời sống, kinh tế, văn hóa - xã hội nhờ được thụ hưởng các chính sách dân tộc. Bên cạnh sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của đồng bào các dân tộc huyện Bá Thước; thì đội ngũ Người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân người dân tộc thiểu số đã đóng góp vai trò, tiếng nói quan trọng là"cầu nối" giữa cấp ủy, chính quyền với đồng bào vùng DTTS.

Giai đoạn 2021 - 2023, trên địa bàn huyện Bá Thước có 543 Người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Năm 2023, toàn huyện có 186 Người có uy tín (bao gồm: Trưởng dòng họ: 2 người; trưởng thôn bản: 8 người; sản xuất kinh doanh giỏi: 2 người; nhân sĩ trí thức và các thành phần khác: 174 người).

Các già làng, trưởng dòng họ, trưởng thôn bản và Người có uy tín đã tích cực phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động gia đình, dòng họ xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước ở khu dân cư; ổn định trật tự an toàn xã hội.

Là một trong những Người có uy tín tiêu biểu của huyện, ông Hà Văn Thành, sinh năm 1974, dân tộc Thái, hiện cư trú tại thôn Trình, xã Lũng Cao. Là Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn gương mẫu, đi đầu trong thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào 5 hoạt động của thôn; vận động Nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất kinh doanh, xây dựng nông thôn mới; được nhân dân tin tưởng và tín nhiệm.

Người có uy tín thường xuyên xuống cơ sở tuyên truyền, vận động người dân đồng lòng,chung sức xây dựng nông thôn mới
Người có uy tín thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân đồng lòng,chung sức xây dựng nông thôn mới

“Tôi rất hạnh phúc và tự hào vì được bà con nhân dân tin tưởng, tín nhiệm. Với vai trò là Người có uy tín, tôi luôn tâm niệm, phải sống gương mẫu trong đời sống sinh hoạt gia đình, chỉn chu trong ứng xử với bà con, đi đầu trong công việc của thôn bản, nhắc nhở bà con chấp hành tốt chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước. Nếu ai cũng chấp hành, thì thôn bản mới bình yên, đoàn kết và phát triển được”, ông Thành nói.

Những cánh chim không mỏi

Trong phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, những năm qua, lực lượng Người có uy tín cũng rất tích cực tìm tòi, sáng tạo, tạo nên những giá trị giúp đổi thay vùng đất nghèo.Tại một số địa phương đã xuất hiện các mô hình nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác của Người có uy tín, làm kinh tế giỏi, làm giàu chính đáng. Điển hình như ông Hà Văn Giáp, sinh năm 1959, dân tộc Thái, là trưởng thôn, cư trú thôn Đôn, xã Thành Lâm, làm tốt công tác Du lịch sinh thái cộng đồng.

Với mô hình du lịch cộng đồng tại bản Đôn của ông Giáp, mỗi năm đón 1.750 lượt khách, thu nhập hơn 330 triệu/năm và tạo việc làm cho 05 người lao động.

Người có uy tín có nhiều đóng góp trong gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của đồng bào DTTS
Người có uy tín có nhiều đóng góp trong gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Hay như bà Hà Thị Dung, sinh năm 1972, dân tộc Thái, cư trú Phố Đoàn, xã Lũng Niêm, phát triển ngành dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Thái, Mường, doanh số bán hàng năm 2022 đạt trên 1 tỷ đồng và tạo việc làm cho 55 người lao động.

Trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, lực lượng Người uy tín cũng tích cực hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Bá Thước phát động. Họ đã từng bước vận động đồng bào, người dân giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đồng thời bước xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và quy định của pháp luật (nhất là tảo hôn, hôn nhân cận huyết...), bài trừ mê tín dị đoan.

Nhờ đó, trong giai đoạn 2021 - 2023 đã có tổng cộng 60.703 hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” và 162 thôn, khu phố được công nhận là thôn (bản), khu phố văn hóa.

Từ những đóng góp quan trọng của đội ngũ Người có uy tín đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay kinh tế trên địa bàn huyện chuyển dịch theo hướng tích cực; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng; tổng giá trị sản xuất năm 2023 ước đạt 3.641 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 30,94 triệu đồng, tăng 6,98 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo ước giảm còn 17,95; toàn huyện có 45/73 trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế đạt 94%; có 19/21 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; bình quân tiêu chí xã nông thôn mới của huyện đạt 9,25 tiêu chí/xã, 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 82 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, 03 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; cơ sở vật chất văn hoá của xã, thôn được đầu tư xây dựng; an sinh xã hội được thực hiện tốt. Bộ mặt nông thôn mới của huyện có nhiều khởi sắc. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị được chú trọng củng cố xây dựng vững mạnh.

Trong tháng 10 vừa qua, đã có 130 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện Bá Thươc tặng Giấy khen vì đã có thành tích tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Bá Thước 2021 - 2023
Trong tháng 10 vừa qua, đã có 130 cá nhân được tôn vinh tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi gia đoạn 2021 - 2023, được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen

Ông Lò Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước khẳng định, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã và đang tiếp tục phát huy vai trò trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.