Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng giữa cộng đồng

Người thương binh ở làng Mô

Thiên An - Mỹ Dung - 18:21, 27/07/2022

Từng là một người lính trở về từ sau cuộc chiến, mang trên mình thương tật hạng 3/4, nhưng với quyết tâm “tàn nhưng không phế”, thương binh Ty Phát Giểng, thôn Làng Mô, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh vẫn hết mình góp công, góp sức vào công cuộc phát triển của quê hương.

Thương binh Ty Phát Giểng cùng vợ trên con đường nông thôn mới của thôn Làng Mô
Thương binh Ty Phát Giểng cùng vợ trên con đường nông thôn mới của thôn Làng Mô, có sự đóng góp quan trọng của ông

Theo chân cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ba Chẽ, chúng tôi đến thôn Làng Mô, xã Đồn Đạc vào một ngày hè giữa tháng 7, tìm gặp ông Ty Phát Giểng, thương binh hạng 3/4, là đối tượng chính sách, người có công tiêu biểu của địa phương.

Năm nay dù đã bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng ông Ty Phát Giểng (sinh năm 1949, thương binh hạng 3/4), vẫn luôn nhớ về những ngày tháng chiến đấu gian khổ, nằm gai nếm mật cùng đồng đội trên chiến trường nước bạn Lào, giúp Lào giải phóng đất nước. Ông nhớ lại: “Ngày ấy chiến đấu bên Lào cũng không biết sống chết thế nào, nhưng đồng đội bên nhau, cùng kề vai sát cánh. Có những người đã ngã xuống. Mình may mắn hơn được trở về nên sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của đồng đội”.

Năm 1977, trở về địa phương, mang trong mình viên đạn của chiến tranh, với phẩm chất của người lính cụ Hồ không chịu khuất phục trước mọi hoàn cảnh, cựu binh Ty Phát Giểng quyết tâm gây dựng kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Làm việc tại Công ty Thương nghiệp huyện Ba Chẽ chuyên giao dịch hàng hóa một thời gian, ông xin nghỉ rồi tham gia Hội Cựu chiến binh xã Đồn Đạc, ông được bầu là Phó Chủ tịch Hội bởi sự nhiệt tình công tác Hội, giúp đồng đội vượt khó và tích cực đóng góp xây dựng địa phương..

Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển trò chuyện cùng thương binh Ty Phát Giểng
Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển trò chuyện cùng thương binh Ty Phát Giểng

Song song với đó, ông cùng gia đình tăng gia sản xuất phát triển kinh tế, thay đổi mô hình trồng lúa kém hiệu quả sang keo, quế. Mô hình trồng rừng của gia đình ông Giểng, là một trong những mô hình đầu tiên ở xã Đồn Đạc. Từ đó, nhiều người trong thôn, trong xã đã làm theo đưa gia đình thoát nghèo và nhiều hộ còn vươn lên làm giàu. Bà Vy Thị Hoài, thôn Làng Mô, xã Đồn Đạc cho biết: “Ông ấy nhiệt tình lắm, ai khó, ai cần ông đều xắn tay vào giúp, bà con ở đây ai cũng quý”.

Khi Ba Chẽ bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, ông đã tiên phong hiến đất làm đường, vận động bà con hiến đất xây dựng những con đường nông thôn mới, đem lại diện mạo, khang trang cho địa phương.

Đánh giá về cựu binh Ty Phát Giểng, bà Vũ Thị Tươi, Bí thư Chi bộ thôn Làng Mô không ngớt lời biểu dương ông Giểng luôn giữ vững phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống, trở thành tấm gương sáng để người dân trong thôn học tập noi theo.


Tin cùng chuyên mục
Đồng bào Mông ở Cốc Phương làm giàu từ cây dứa

Đồng bào Mông ở Cốc Phương làm giàu từ cây dứa

Đầu những năm 1990, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ các xã cùng đặc biệt khó khăn, giúp bà con dân tộc thiểu số định canh, định cư, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương huyện Mường Khương (Lào Cai) đã động viên các hộ ở xã vùng cao Dìn Chin chuyển về sinh sống tại thôn biên giới Cốc Phương, thuộc xã Bản Lầu huyện Mường Khương. Hôm nay, sau chặng đường định cư ở vùng đất mới, đồng bào Mông không chỉ ổn định về đời sống, kinh tế, mà còn học được cách làm giàu từ trồng cây dứa.