Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Những "cây đại thụ" nơi buôn làng Tây Nguyên: Kịp thời nhận diện mưu đồ kẻ xấu (Bài 1)

Hoàng Thùy - 05:38, 22/11/2023

Các tỉnh Tây Nguyên hiện có hàng nghìn Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Họ là già làng, trưởng dòng họ, các vị chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức… được cộng đồng suy tôn, chính quyền công nhận. Họ chính là những "cây đại thụ" che chở cho buôn làng bình yên trước những con sóng ngầm tà đạo, trước những hoạt động của các thế lực thù địch luôn rình rập lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết.

Ông Y Luyện Niê Kđăm (ở giữa), Người có uy tín buôn Kram, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin chia sẻ với phóng viên
Ông Y Luyện Niê Kđăm (ở giữa), Người có uy tín buôn Kram, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin chia sẻ với phóng viên

Tây Nguyên là một trong những địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, vùng đất này lại luôn tiềm ẩn những nguy cơ phức tạp về an ninh trật tự. Thực tế, nhiều năm qua, Tây Nguyên đã xảy ra không ít vụ việc gây mất an ninh trật tự bởi các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để bày ra các hoạt động kích động, ly khai, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Sau khi đất nước thống nhất, các tỉnh Tây Nguyên đã phải vào cuộc chiến kéo dài hàng chục năm chống lại các hoạt động chống phá tàn bạo của tổ chức phản động. Chúng dùng nhiều thủ đoạn để lừa bịp đồng bào DTTS nhẹ dạ cả tin, nhằm âm mưu lật đổ chính quyền.

Đỉnh điểm là những năm 2001, 2004, các tổ chức phản động cài cắm người xâm nhập hàng trăm buôn làng tìm mọi cách dụ dỗ, kích động đồng bào DTTS Tây Nguyên đi biểu tình, gây bạo loạn, mất an ninh trật tự nhằm mục đích phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Y Luyện Niê Kđăm, Người có uy tín buôn Kram, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk nói: ông còn nhớ rõ, thời điểm tổ chức phản động dụ dỗ, lôi kéo đồng bào DTTS Tây Nguyên biểu tình năm 2001, 2004.  Lúc bấy giờ, ông đang là Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk trực tiếp chỉ đạo, xử lý. Chúng tôi triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chặn dòng người biểu tình trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Lực lượng chức năng phải phát thức ăn, nước uống, sửa những chiếc xe bị hư hỏng cho bà con, đồng thời tuyên truyền vận động bà con trở về buôn làng. 

"Rất nhiều người tham gia biểu tình vì bị xúi giục, lừa phỉnh, khi hiểu bản chất vấn đề, bà con đã quay đầu lại, trở về với gia đình, buôn làng yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương", ông Y Luyện Niê Kđăm chia sẻ.

Ông Y Luyện Niê Kđăm cũng nhấn mạnh, xuất phát từ truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta có chính sách nhân đạo, khoan hồng với những người lầm đường, lạc lối. Do đó, những ai đang bị kẻ xấu xúi giục, lôi kéo cần sớm tỉnh ngộ, hối cải, kiên quyết không nghe theo, sớm dứt bỏ để trở thành người có ích cho xã hội.

Vậy mà, vẫn còn có những kẻ xấu không từ bỏ ý đồ chống phá chính quyền,  các tổ chức phản động vẫn âm thầm hoạt động, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Do vậy nên mới còn vụ việc rạng sáng ngày 11/6, nhóm đối tượng dùng vũ khí tấn công trụ sở UBND hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk 2 cán bộ xã, 4 chiến sĩ công an và 3 người dân. Chúng còn làm 2 chiến sĩ công an trọng thương, bắt cóc 3 công nhân làm con tin trên hành trình chạy trốn. Bộ Công an đánh giá đây là hoạt động khủng bố có tổ chức nhằm chống phá chính quyền Nhân dân gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Vụ tấn công trụ sở UBND xã cho thấy, các thế lực phản động không chỉ dừng lại ở việc chống phá, kích động biểu tỉnh, mà còn xuất hiện đối tượng cực đoan, dùng vũ khí giết người. Các đối tượng hành động có tổ chức, hành động liều lãnh, dã man.

Sau khi xảy ra vụ việc khủng bố ngày 11/6, ông Y Kam Niê (thứ 2 bên trái), Người có uy tín buôn Kniết, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin tích cực đến nhà dân tìm hiểu, truyên truyền
Sau khi xảy ra vụ việc khủng bố ngày 11/6, ông Y Kam Niê (thứ 2 bên trái), Người có uy tín buôn Kniết, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin tích cực đến nhà dân tìm hiểu, truyên truyền

Ngay khi vụ việc xảy ra, Người có uy tín trong đồng bào DTTS khắp các tỉnh Tây Nguyên kịch liệt lên án những hành động dã man của các đối tượng. Kêu gọi đồng bào các dân tộc tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nêu cao tinh thần cảnh giác không tin, không nghe lời dụ dỗ của kẻ xấu. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, đồng hành cùng lực lượng chức năng truy bắt đối tượng.

Sóng ngầm tà đạo

Không chỉ là vùng đất các thế lực thù địch nhắm tới gây bất ổn chính trị, Tây Nguyên còn là nơi du nhập các loại tôn giáo, tín ngưỡng mới vào cộng đồng, trong đó có những tà đạo. Hoạt động của tà đạo đã gây ra nhiều hệ lụy đối với cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Năm 2006, cơn bão đạo Hà Mòn quét qua buôn Kon H’rinh, xã Ea H’Đinh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk khiến cuộc sống của bà con dân tộc Xơ Đăng đảo lộn. Những kẻ cầm đầu tà đạo dụ dỗ người dân bằng những luận điệu xuyên tạc “đạo Hà Mòn là đạo riêng của dân tộc Tây Nguyên, chỉ cần cầu nguyện sẽ được sống sung sướng”. Không ít người dân buôn Kon H'rinh theo tà đạo vào rừng để cầu nguyện

Ban Thường vụ Huyện ủy Cư M’gar thành lập tổ công tác tại buôn Kon H’ring, tranh thủ phát huy vai trò của Người có uy tín làm nhiệm vụ tuyên truyền, đến từng nhà, ra tận rẫy vận động người dân, phát động quần chúng đấu tranh tư tưởng để bà con hiểu rõ bản chất phản động của tà đạo Hà Mòn. 

Sau thời gian đấu tranh, các đối tượng cầm đầu ra trình diện chính quyền, người theo tà đạo cũng bị kiểm điểm trước dân. Đến năm 2014, xã Ea H’Đinh tổ chức Lễ xóa trắng tà đạo, buôn làng đã trở lại bình yên. Bà con trong buôn cùng nhau làm kinh tế, gìn giữ bản sắc văn hoá và xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc, phát triển buôn làng giàu mạnh.

Đẩy lùi tà đạo, buôn Kon H’rinh, xã Ea H’Đinh bình yên, tích cực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng
Đẩy lùi tà đạo, buôn Kon H’rinh, xã Ea H’Đinh bình yên, tích cực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng

Ông Joang Chá, Người có uy tín buôn Kon H’ring chia sẻ: Đẩy lùi tà đạo ra khỏi buôn làng, bây giờ đời sống của bà con buôn Kon H’ring đã có nhiều khởi sắc, những đồng lúa, rẫy cà phê xanh tốt thay thế cánh đồng hoang, không còn cảnh đói ăn giáp hạt, trẻ con được đến trường. 

Không những thế, bà con còn biết học hỏi kinh nghệm từ những mô hình hay cách làm kinh tế mới hiệu quả. Nhờ vậy, nhiều gia đình từng là hộ đói trong làng, nay đã vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, bà con quan tâm duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Không riêng buôn Kon H’rinh, tà đạo Hà Mòn từng làm u mê biết bao người DTTS ở 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên gồm, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. Theo tà đạo, bà con bỏ nương rẫy, đóng cửa nhà sống tách biệt với dân làng, không cho trẻ con đi học, tụ tập đọc kinh cầu nguyện.

Cho đến nay, các hội, nhóm tà đạo vẫn không ngừng xâm nhập các buôn làng Tây Nguyên với những tên gọi khác nhau, hoạt động trái pháp luật, gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Mới đây, Công an huyện Đắk Glong đã kịp thời ngăn chặn và xử lý việc tụ tập, tuyên truyền sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật của Hội thánh Đức Chúa trời mẹ hoạt động tại xã Đắk Plao.

 Lực lượng chức năng đã tiến hành mời làm việc, đấu tranh với các đối tượng cầm đầu cốt cán, đồng thời tuyên truyền, giáo dục các trường hợp đã bị lôi kéo tham gia, vận động quần chúng Nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác không để các đối tượng lôi kéo tham gia hoạt động tôn giáo trái phép.

Từ thực tiễn cho thấy, mặc dù các tôn giáo luôn được các cấp, ngành quan tâm, tạo điều kiện và hướng dẫn hoạt động theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động lợi dụng những vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc”... để lôi kéo, kích động một bộ phận đồng bào còn khó khăn về kinh tế, nhẹ dạ cả tin tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật; gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự... 

Và không ai khác, cùng với chính quyền, lực lượng chức năng, Người có uy tính- Những "cây đại thụ" trong vùng đồng bào DTTS đã kịp thời nhận diện được mưu đồ kẻ xấu, phát huy vai trò, che chở, bảo vệ người dân và buôn làng bình yên trước những con sóng ngầm tà đạo, trước những hoạt động của các thế lực thù địch luôn rình rập lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân...

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.