Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Nâng cao thu nhập từ trồng rau an toàn

Minh Thu - 15:19, 17/11/2020

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất nông nghiệp; từ năm 2017 đến nay, đồng bào các dân tộc xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tích cực trồng rau màu theo hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Từ trồng rau an toàn, người dân đã tạo thương hiệu cho vùng rau của huyện và nâng cao thu nhập.

Vùng trồng rau an toàn tại thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến.
Vùng trồng rau an toàn tại thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến.

Chị Lộc Thị Liên, dân tộc Bố Y, ở xóm Nậm Lương, xã Quyết Tiến chia sẻ: Từ năm 2017 đến nay, với sự hỗ trợ của xã về giống, phân bón theo mùa vụ nên gia đình chị đã chuyển sang trồng rau sạch theo hướng an toàn trên diện tích 2.000m2 đất vườn đồi. Nhờ đó mà vụ Đông năm nay, chị đã thu hoạch trên 1 tấn rau, bán được gần 10 triệu đồng. Có tiền từ bán rau, chị đầu tư nuôi thêm gà, vịt để cải thiện cuộc sống.

Hay như hộ gia đình anh Vàng Thống Cáo, thành viên Tổ sản xuất rau an toàn Đông Tinh (thôn Đông Tinh) đang giàu lên từ rau. Anh Cáo chia sẻ: Với 2ha trồng rau, áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ, được tỉnh Hà Giang hỗ trợ 70% kinh phí sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, anh Cáo đã đầu tư trang thiết bị, hệ thống tưới nước tự động, tuân thủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, các điều kiện sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chặt chẽ, đúng quy trình kỹ thuật trong việc chăm sóc rau.

Hiện có 9 sản phẩm rau của gia đình anh được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn VietGAP. Mỗi ngày, gia đình anh Cáo cung cấp cho thị trường trên 1 tạ rau an toàn, tổng thu nhập đạt trên 400 triệu đồng/năm. “Ưu điểm vượt trội của mô hình này là sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất”, anh Cáo nói.

Việc trồng rau sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân thoát nghèo
Việc trồng rau sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân thoát nghèo

Ông Nguyễn Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến cho biết: Từ nguồn hỗ trợ thuộc Quyết định 2086 (Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025), 286 hộ dân xóm Nậm Lương, xã Quyết Tiến đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau an toàn. Bà con được cung cấp các giống rau, như bắp cải, su hào, súp lơ, cà chua, bí xanh, su su, phân bón để canh tác. 

Được biết, với phương châm áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, huyện Quản Bạ đã dành nguồn lực đưa cây rau vào trồng trong nhà lưới từ năm 2017. Hiện nay, diện tích nhà lưới trồng rau tập trung chủ yếu tại xã Quyết Tiến, do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp. Xã khuyến khích người dân đầu tư hơn 400ha trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Qua 3 năm triển khai, cho thấy hiệu quả kinh tế cao (năng suất cao gấp 2 - 3 lần so với canh tác thông thường). Để thực hiện quy trình trồng rau an toàn, Phòng Nông nghiệp huyện Quản Bạ đã tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn cho 300 lượt người; cung ứng giống và phân bón cho hơn 300 hộ với trên 11 tấn; xây dựng, đưa vào sử dụng 4,5ha nhà lưới tại thôn Bó Lách, Đông Tinh, Vĩnh Tiến và một điểm bán hàng tập trung tại thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến.

Tuyên truyền trồng rau sạch cho đồng bào DTTS
Tuyên truyền trồng rau sạch cho đồng bào DTTS

“Để nhân rộng mô hình sản xuất rau an toàn, hướng tới nền nông nghiệp sạch, bền vững, xã đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người nông dân hiểu lợi ích sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn mang lại. Đồng thời, chính quyền xã có chính sách thu hút đầu tư nhằm thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình rau VietGAP, từng bước hình thành chuỗi hệ thống phân phối thực phẩm an toàn, kết nối đến người tiêu dùng trong thời gian tới”, ông Nguyễn Văn Dương chia sẻ.

(Bài viết thuộc chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.