Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Tây Ninh: Từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Minh Phương - 09:10, 06/12/2023

Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, các cấp chính quyền tỉnh Tây Ninh bằng nhiều phương pháp đổi mới, linh hoạt trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS đã từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tỉnh Tây Ninh đã và đang tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, nhất và với đồng bào dân tộc thiểu số để ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Tỉnh Tây Ninh đã và đang tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, nhất và với đồng bào dân tộc thiểu số để ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Theo kết quả tổng điều tra Kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2019, Tây Ninh có tỷ lệ hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số là 0,1%, tỷ lệ tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số là 26,89%.

Từ năm 2022, thực hiện Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, Tây Ninh đã triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu Dự án 2 - Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số" trên địa bàn tỉnh. Với tổng nguồn vốn sự nghiệp được phân bổ năm 2022- 2023 là 1,65 tỷ đồng, giao cho Sở Nội vụ thực hiện. Mục tiêu, đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS xuống 1,5%.

Để đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết đạt hiệu quả và đạt những mục tiêu đã đề ra, bằng nhiều phương pháp đổi mới, linh hoạt, đa dạng hóa nội dung, hình thức, phù hợp với truyền thống, phong tục, tập quán của từng dân tộc giúp đồng bào nhận thức chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương trong mọi hoạt động, đặc biệt nhận thức hậu quả của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên.

Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh cũng đã chuyển 07 phim tài liệu, 03 phim ngắn (tiểu phẩm) và bộ tài liệu gồm: Sổ tay tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; Tờ rơi tảo hôn; Tờ rơi cận huyết thống đến Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, các xã, phường, thị trấn, trưởng ấp, các đoàn thể tại ấp, khu phố có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và các vị già làng, người có uy tín để tuyên truyền đến các học sinh, sinh viên và đồng bào các dân tộc nhằm ngăn ngừa tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ở vùng dân tộc thiểu số.

100% các vị già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh và 100% cán bộ công tác dân tộc và xã, phường, thị trấn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh nhận được đường link phim, tiểu phẩm tuyên truyền. Qua đó góp phần nâng cao ý thức của đồng bào trong việc phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Năm 2023, tỉnh đã tổ chức các buổi tuyên truyền và tọa đàm kết hợp với tuyên truyền trực tiếp trong vùng có đông đồng bào các DTTS sinh sống, có sự tham gia của các chuyên gia. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cũng đã tổ chức được 09 buổi tuyên truyền trực tiếp trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thu hút được hơn 700 người tham gia là Hội viên Hội phụ nữ người dân tộc thiểu số...

Tây Ninh đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS bằng nhiều phương pháp đổi mới, linh hoạt từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Tây Ninh đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS bằng nhiều phương pháp đổi mới, linh hoạt từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh Tây Ninh xác định tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tích hợp, lồng ghép các nguồn lực thực hiện hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS. Các cấp, các ngành liên quan đã chủ động lồng ghép trong nhiệm vụ của mình để tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho người dân, góp phần làm thay đổi hành vi trong hôn nhân, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS được giữ vững, ổn định, khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng được tăng cường.

Triển khai thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, củng cố mạng lưới y tế; chế độ bảo hiểm y tế và các chương trình y tế quốc gia, nhất là chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, phổ cập giáo dục kiến thức về giới tính cho trẻ em vị thành niên.

Tiếp tục quan tâm đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; nâng cấp các tổng đài và cáp quang hóa toàn bộ hệ thống truyền dẫn, phủ sóng di động, phát triển mạng lưới Internet đến tất cả các xã.

Chú trọng công tác phát triển đảng viên là người DTTS gắn với xây dựng và phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng cốt cán, già làng, người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào.

Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh; xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.  

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.