Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thánh đường Hồi giáo Chăm ở Trà Vinh: Nơi giáo dục lòng yêu thương, sống tốt đời đẹp đạo

Như Tâm - 06:48, 25/12/2023

Dù bộn bề công việc mưu sinh, nhưng như thông lệ, chiều ngày thứ sáu hàng tuần là các tín đồ Hồi giáo Chăm Islam trên địa bàn Trà Vình lại quay về thánh đường Hồi Giáo Trà Vinh ( Masjid Al Muslimin ) để cùng ông Trưởng Ban quản trị thánh đường Đô Ha Mid thực hiện nghi lễ tôn giáo và cùng nhau chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.

Đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Trà Vinh có nguồn gốc từ An Giang chủ yếu sống bằng nghề mua bán và làm nông nghiệp
Đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Trà Vinh chủ yếu sống bằng nghề mua bán và làm nông nghiệp

Tỉnh Trà Vinh hiện có 9 tôn giáo được công nhận: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Tin Lành, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Hồi giáo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật giáo Hòa Hảo, với 376 cơ sở tôn giáo, gần 600.000 tín đồ, chiếm trên 59% so với dân số tỉnh. Toàn tỉnh có 465 cơ sở tín ngưỡng, với các loại hình như thờ thành hoàng, thờ vong linh các Anh hùng dân tộc, thờ tổ tiên, thờ mẫu, riêng tín đồ Hồi giáo có gần 300 người chủ yếu là dân tộc Chăm và theo Hồi giáo Islam.

Theo Ban Quản trị thánh đường Hồi giáo tỉnh Trà Vinh, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh cấp phép điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung tại phường 8, TP. Trà Vinh, giúp đồng bào Chăm có nơi hành lễ theo nghi thức tôn giáo truyền thống là một niềm tin lớn của người dân về tự do tín ngưỡng.   

Các tín đồ sinh hoạt tôn giáo tại Thánh đường hồi giáo Mosque Muslimine tại TP. Trà Vinh
Các tín đồ sinh hoạt tôn giáo tại Thánh đường hồi giáo Mosque Muslimine tại TP. Trà Vinh

Đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Trà Vinh, có nguồn gốc từ An Giang di cư đến sinh sống và lập nghiệp từ những năm 1940. Về văn hóa truyền thống, hiện nay cộng đồng người Chăm tại TP.Trà Vinh chưa có những nét văn hóa truyền thống đặc trưng riêng biệt, chỉ tập trung sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của Luật Hồi giáo tại thánh đường.

Cũng như các dân tộc khác trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, người Chăm cũng có những lễ hội của riêng mình. Và chính những lễ hội này, đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa Chăm độc đáo, có thể kể đến các lễ hội truyền thống như Lễ Ramadan - một trong những lễ hội lớn nhất được tổ chức từ ngày 1 - 30/9 Hồi lịch (tháng ăn chay); Lễ Royai philtrok (Lễ bố thí) diễn ra vào ngày 1/10 Hồi giáo lịch, được coi là ngày tết của người Chăm Hồi giáo là Lễ Roya Haji…

Các tín đồ Hồi giáo Chăm tại Trà Vinh chủ yếu làm nông nghiệp và mua bán nghề tự do nhỏ lẻ... Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và của cộng đồng Chăm Islam giáo trong nước, cộng đồng Chăm TP.Trà Vinh trong những năm gần đây, đã có những bước chuyển mình, chủ động hội nhập kinh tế và có những đóng góp cho xã hội.

Nhờ Giáo cả Đô Ha Mid cũng là Người có uy tín trong đồng bào Chăm mà em Sa Ri được ở lại TP. Trà Vinh học tập không phải ngược xuôi theo cha mua bán
Nhờ Giáo cả Đô Ha Mid cũng là Người có uy tín trong đồng bào Chăm mà em Sa Ri được ở lại TP. Trà Vinh học tập không phải ngược xuôi theo cha mua bán

Theo lời Giáo cả Đô Ha Mid,Trưởng ban quản trị Thánh đường hồi giáo Masjid Al Muslimine, các tín đồ ở Trà Vinh thường xuyên làm việc, đi buôn bán quanh các tỉnh, thành như: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ...nhưng cứ đến cuối tuần, các tín đồ sẽ quay về thánh đường ở TP.Trà Vinh hành lễ. 

Mới đây gặp em Sa Ri tại thánh đường, em kể, quê em ở An Giang, em cha em làm nghề mua bán trang phục và khăn rằn truyền thống của dân tộc, mỗi lần đi bán vài tháng mới về quê. “Lúc đầu con cũng theo cha, cha chạy xe gắn máy bán ở đâu con theo đó, đến khi biết thánh đường này, con được Giáo cả cho ở lại và học chữ. Giờ con không theo cha đi bán nữa, lâu lâu thì về quê An Giang cùng cha lấy hàng và thăm nhà một lần". 

Còn ông Thành Duyên, xã Long Vĩnh, Trà Cú chia sẻ: Ông không phải là người Chăm, trước đại dịch Covid ông từng đi làm công nhân ở tình ngoài, đại dịch ập đến ông thất nghiệp về quê, lúc đó cuộc sống rất khó khăn, tâm lý chán nản, nên ông thường qua lại thánh đường. Tại đây, ông đã được Giáo cả và đồ đạo giúp đỡ, động viên nên ông xin được làm tín đồ. Bây giờ thì tôi khoẻ rồi, có đất sản xuất, có nhà kiên cố, chăm chỉ lo lao động và đi hành lễ đúng qui định để được đức Thánh phò hộ cho mình và chúng sinh”, ông Duyên cho biết thêm.

Trước hoặc sau khi thực hiện nghi lễ tôn giáo, Giáo cả Đô Ha Mid, là Người có uy tín trong đồng bào Chăm TP. Trà Vinh tranh thủ gặp gỡ các tín đồ
Trước hoặc sau khi thực hiện nghi lễ tôn giáo, Giáo cả Đô Ha Mid, là Người có uy tín trong đồng bào Chăm TP. Trà Vinh tranh thủ gặp gỡ các tín đồ

Theo Giáo cả Đô Ha Mid,  trước hay sau hành lễ ông đều có cuộc trò chuyện cùng các tín đồ, ngoài việc truyền giáo lý, giáo luật ra Ban quản trị thánh đường còn muốn biết gia cảnh của từng tín đồ để kêu gọi trong cộng đồng tìm cách chia sẻ. Bên cạnh đó, khuyên tín đồ phải loại bỏ những phong tục lạc hậu, nguy hại đang diễn ra trong đời sống cộng đồng dân cư, phải thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu về bản sắc văn hóa, các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của mình và phải thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam ta qui định.

Ông Hà Thanh Sơn, Phó ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh cho biết: Cộng đồng dân tộc Chăm trên địa bàn hiện nay có 01 trung tâm sinh hoạt tôn giáo là Thánh đường hồi giáo Mosque Muslimine. Các tín đồ chỉ tập trung sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của Luật Hồi giáo tại thánh đường. Ông Đô Ha Mid, Trưởng Ban quản trị thánh đường là Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Chăm. Bao năm qua, ông luôn  tích cực vận động đồng bào tham gia lao động sản xuất, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.Tham gia có hiệu quả vào quá trình tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn, nhằm đảm bảo cho các chính sách dân tộc được triển khai đúng với mục tiêu và đối tượng. 

"Kinh tế phát triển, đời sống của các tín đồ được nâng lên cũng sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định an ninh trật tự, củng cố khối đoàn kết toàn dân và lòng tin trong cộng đồng về một tương lai thịnh vượng. Chính vì những việc làm cụ thể của ông đã mang lại sự an vui cho tín đồ Hồi giáo trên địa bàn ”, ông Hà Thanh Sơn nhận xét.

 Cũng theo ông Hà Thanh Sơn, Phó ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, hơn những năn qua, triển khai Dự án 6: "Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Giai đoạn I: từ  2021 – 2025, tỉnh Trà Vình được bố trí nguồn vốn là 86,18 tỷ đồng.

Theo đó, tỉnh đang tích cực triển khai các dự án, nội dung thành phần, với kỳ vọng tạo điều kiện giải quyết những vấn đề thiếu và khó trong các hoạt động văn hóa, giúp đồng bào bảo tồn, phát huy được những giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp, gắn với phát triển du lịch, tạo sinh kế mới, qua đó cải thiện đời sống văn hoá tinh thần và vật chất cho các dân tộc trên địa bàn, trong đó có dân tộc Chăm ngày càng khởi sắc mới và toàn diện hơn.

Tin cùng chuyên mục
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.