Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Như Tâm - 08:19, 02/12/2023

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.

Ông Haji Jacky, Trưởng Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang vui mừng nhận hoa chúc mừng nhân Lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm
Ông Haji Jacky, Trưởng Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang vui mừng nhận hoa chúc mừng nhân Lễ truyền thống của đổng bào dân tộc Chăm

Làng Chăm đổi mới

Toàn tỉnh An Giang có 02 xã thuộc vùng dân tộc Chăm (Quyết định số 861/QĐ- TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ), về tôn giáo đồng Chăm An Giang theo đạo Hồi Islam, sinh hoạt tại 12 thánh đường và 16 tiểu thánh đường. An Giang có 8 xóm Chăm, với tổng số hơn 17.570 người, đồng bào Chăm sống quần tụ hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau theo từng xóm, thuộc địa bàn các xã: Vĩnh Trường, Đa Phước, Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình (huyện An Phú), xã Châu Phong (TX. Tân Châu), xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú), xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành). Mỗi xóm đều có thánh đường và có 1 vị giáo cả đứng đầu.

Về thăm làng Chăm ở xã Đa Phước hôm nay, chúng ta mới cảm nhận hết được sự đổi thay. Từ sự chung tay của đồng bào Chăm với chính quyền địa phương quyết tâm giữ vững và nâng chất các tiêu chí của xã nông thôn mới, làm diện mạo làng Chăm khởi sắc tràn đầy sức sống và nhộn nhịp hơn xưa.

Ông Haji Jacky, Trưởng Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang cho biết, được sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp chính quyền, cộng đồng dân tộc Chăm của tỉnh An Giang đã tích cực tham gia các phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hiện tốt các cuộc vận động tuyên truyền , Luật tín ngưỡng tôn giáo, tranh thủ nguồn lực từ các chính sách hỗ trợ DTTS để vươn lên thoát nghèo, chung tay xây dựng cuộc sống gia đình với mục tiêu ngày càng ấm no, khá giả hơn.

“ Ngoài việc tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nêu cao trách nhiệm của công dân, đồng bào Chăm còn thực hiện đúng giáo lí cơ bản của tôn giáo Islam, gắn với học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng góp sức vào sự phát triển chung của đất nước và quê hương An Giang nói riêng. Đồng bào Chăm hôm nay đã tiến bộ lắm rồi, làng Chăm bây giờ khởi sắc an vui”,.ông Haji Jacky khẳng định.

Các cơ quan, đơn vị và mạnh thường quân thường xuyên tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào làng Chăm Châu Phong ( An Giang)
Các cơ quan, đơn vị và mạnh thường quân thường xuyên tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào Chăm ở Châu Phong ( An Giang)

Gắn kết Đạo và đời trong đồng bào Chăm

Sự gắn kết giữa đạo và đời trong đồng bào Hồi giáo Chăm An Giang được thể hiện qua  hàng loạt hành động và việc làm khác nhau như: Giúp nhau vươn lên giảm nghèo bền vững; cộng đồng tham gia công tác an sinh như: sửa chữa, cất nhà Đại đoàn kết, Nhà tình thương, hỗ trợ học bổng cho các em sinh viên đại học, hỗ trợ dụng cụ học tập cho các trẻ em mồ côi và trẻ em nghèo, mua BHYT cho cụ già neo đơn, hỗ trợ vay vốn không lãi xuất cho hộ kinh doanh nhỏ;  cấp phát quà vào dịp Tết Nguyên Đán, Tháng hành động vì người nghèo, quà trong tháng Ramadan, phân phát thịt bò trong những ngày lễ truyền thống, xây dựng và sửa chữa Thánh đường hay trường học...là sự minh chứng 

Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang, Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh đã thành lập mô hình phụ nữ Chăm, với 825 hội viên ở 5 xã (Khánh Hòa, Châu Phong, Đa Phước, Nhơn Hội, Quốc Thái) nhằm chăm lo cho chị em phụ nữ, với mô hình “Tương thân tương ái” giúp vốn làm ăn để cùng nhau thoát nghèo. 

Các vị chức sắc, chức việc trong Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh còn khởi xướng, và triển khai hiệu quả nhiều mô hình hay trong bảo vệ môi trường ở nhiều thánh đường, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, góp phần cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.

Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh An Giang, thường xuyên tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 572-CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về Quân đội thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới. Đồng thờim phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc, nhất là các vị chức sắc, chức việc và những Người có uy tín nâng cao cảnh giác với hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, xúi giục của các thế lực thù địch... 

Thông qua các hoạt động ý nghĩa, thiết thực nêu trên, đã giúp đồng bào dân tộc Chăm có nhận thức đúng đắn và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và tham gia các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương, bỏ những tập tục lạc hậu. Mạnh dạn tham gia các hoạt động xã hội, tích cực lao động sản xuất tăng thu nhập cho gia đình.

Đại tá Chau Chắc, Phó Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh, đại biểu Quốc hội khoá XV, tỉnh An Giang cho biết, những năm qua, lực lượng luôn chú trọng quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong toàn quân, qua đó tham mưu, đề xuất giải pháp cho phù hợp, tích cực tham gia hiến kế cùng cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Chăm. 

“Để tạo sinh kế cho đồng bào, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh còn tham gia nâng cao trình độ tay nghề và tạo việc làm cho đồng bào, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; thực hiện tốt công tác huấn luyện, hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác vận động quần chúng vùng đồng bào dân tộc để tăng cường niềm tin và xây dựng mối quan hệ đoàn kết quân dân”, Phó Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh An Giang thông tin thêm.

Tin cùng chuyên mục
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.