Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

A Lưới (Thừa Thiên - Huế): Lợi ích “kép” từ chi trả dịch vụ môi trường rừng

PV - 23:54, 18/05/2020

Là địa phương có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế với 23,5 ngàn ha, những năm qua, huyện A Lưới đã thực hiện tốt việc chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Nhờ đó, rừng ở A Lưới được bảo vệ an toàn, người dân có việc làm, có thu nhập mới.

Người dân cùng các lực lượng tham gia tuần tra bảo vệ rừng ở A Lưới.
Người dân cùng các lực lượng tham gia tuần tra bảo vệ rừng ở A Lưới.

Xã Hồng Hạ là địa phương điển hình trong công tác bảo vệ rừng. Toàn xã có có 650ha rừng phòng hộ, nhiều năm qua, rừng ở Hồng Hạ không bị xâm hại, chặt phá hay xảy ra cháy rừng.

Để rừng được bảo vệ an toàn, Ban Quan lý rừng phòng hộ (BQLRPH) huyện đã phối hợp với chính quyền xã đưa ra nhiều giải pháp có hiệu quả. Một trong những giải pháp, là làm tốt việc chi trả DVMTR, từ đó đã khuyến khích và tạo sự đồng thuận của người dân trong việc tham gia bảo vệ rừng.

Anh Lê Văn An, người dân thôn Cân Tôm, xã Hồng Hạ cho biết: Gia đình anh, là một trong nhiều hộ được Ban BQLRPH huyện giao bảo vệ gần 10ha. Ngoài ra, anh còn là thành viên trong tổ công tác bảo vệ rừng của thôn. Tham gia lực lượng bảo vệ rừng, anh An được trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng như quần áo bảo hộ, dao, rựa, máy cắt phát quang, máy bơm nước chữa cháy rừng..

Ngoài được hỗ trợ kinh phí từ nguồn khoanh nuôi và bảo vệ rừng, mỗi đợt tham gia tuần tra cùng các thành viên, anh An được hỗ trợ 150 - 200 nghìn đồng/ngày.

Theo anh An, việc chi trả kịp thời nguồn kinh phí khoanh nuôi, bảo vệ rừng; tiền hỗ trợ khi tuần tra bảo vệ rừng… đã giải quyết được việc làm cho các thành viên, giúp người dân có thêm nguồn vốn để đầu tư sản xuất phát triển kinh tế.

Cũng như anh An, gia đình anh Hồ Dương cũng được nhận nguồn chi trả DVMTR ở xã Hồng Hạ. Từ nguồn kinh phí này, gia đình anh đã tích góp đầu tư vào chăn nuôi dê và trâu, bò, thu nhập khá ổn định. Trung bình mỗi năm, từ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp, gia đình anh có thu nhập hơn 50 triệu đồng; năm 2019 gia đình anh đã thoát khỏi hộ nghèo.

Anh Hồ Dương chia sẻ, mặc dù nguồn hỗ trợ còn hạn chế, tuy nhiên đối với người DTTS chúng tôi, số tiền này rất có ý nghĩa để bà con đầu tư thêm vào cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho gia đình; là động lực để bà con có trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ rừng.

Ông Hồ Viết Lương, Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ cho biết: Trên địa bàn xã có gần 30 hộ có thu nhập trung bình hằng năm từ rừng đạt từ 70 - 100 triệu đồng, nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm theo năm. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã hơn 35%, thì hiện giảm xuống còn dưới 20%.

Không chỉ ở xã Hồng Hạ mà người dân ở các xã Hương Điền, Bình Điền được chi trả DVMTR cũng được thụ hưởng chính sách này. Việc chi trả kịp thời vừa tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, vừa tạo động lực cho phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng ở các địa phương.

Trên địa bàn xã có gần 30 hộ có thu nhập trung bình hằng năm từ rừng đạt từ 70 - 100 triệu đồng, nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm theo năm. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã hơn 35%, thì hiện giảm xuống còn dưới 20%.

Ông Hồ Viết Lương, Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ

Tin cùng chuyên mục