Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bản sắc và hội nhập

Khám phá bảo tàng “độc nhất vô nhị” ở Nam Định

Tại thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có một “Bảo tàng Đồng quê” được xây dựng từ tấm lòng cô giáo làng và chồng là một vị tướng quân đội. Nơi đây hiện đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật có giá trị lịch sử, trở thành điểm tham quan, du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. "Bảo tàng Đồng quê" được nhìn nhận như là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại và gợi mở tương lai…
  • Xây dựng con người Yên Bái trong thời đại mới

    Xây dựng con người Yên Bái trong thời đại mới

    Bản sắc và hội nhập - 11:58, 25/07/2024

    Tỉnh Yên Bái là mảnh đất có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường với những con người anh dũng, kiên trung. Nơi đây, hội tụ bản sắc văn hóa của 30 dân tộc anh em, đang vượt lên khó khăn, phát huy truyền thống lịch sử và tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương Yên Bái trên chặng đường đổi mới. Đây vừa là tiềm năng, vừa là động lực để Yên Bái thực hiện thành công về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
  • “Hạt nhân” góp phần xây dựng những miền quê hạnh phúc

    “Hạt nhân” góp phần xây dựng những miền quê hạnh phúc

    Bản sắc và hội nhập - 17:23, 23/07/2024

    Bắt nguồn từ ý tưởng lấy chất liệu nghề truyền thống để khởi nghiệp, gia đình chị Giàng Thị Mỷ và anh Bàn Tòn Khoa, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã xây dựng cửa hàng trang phục dân tộc Mông Giàng Mỷ tạo ra những sản phẩm là trang phục Mông với những thiết kế độc đáo được nhiều khách hàng ưa chuộng.
  • Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

    Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

    Bản sắc và hội nhập - 16:54, 08/07/2024

    Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm của đan lát gồm có thúng, mủng, nia, giỏ đựng chén, đĩa, giỏ đựng cá… Bên cạnh đó, người Chăm còn làm nghề đan lưới để đánh bắt cá. Tuy nhiên hiện nay, người Chăm chỉ còn bảo tồn nghề đan lát gùi để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày. Để làm ra một cái gùi hoàn chỉnh, đòi hỏi người thợ cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo cùng với kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm.
  • Gặp nghệ nhân “xứ ta” gần 60 năm gắn bó với nghề làm kèn Tây

    Gặp nghệ nhân “xứ ta” gần 60 năm gắn bó với nghề làm kèn Tây

    Bản sắc và hội nhập - 10:02, 08/07/2024

    Ở Nam Định người chơi được kèn Tây không hiếm. Hầu hết các giáo xứ, giáo họ trong tỉnh có đến 25% dân số theo đạo Công giáo này đều có hội kèn, mỗi hội có từ vài chục đến cả trăm người. Nhưng vừa chơi được kèn vừa làm ra được những chiếc kèn đồng vốn có xuất xứ từ phương Tây, thì chỉ có người dân xứ đạo Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định).
  • Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

    Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

    Bản sắc và hội nhập - 08:23, 03/07/2024

    Mới đây, Trường Tiểu học và THCS A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa dệt thổ cẩm vào dạy trong trường học. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp dệt, may mặc trang phục truyền thống của người Bru Vân Kiều, Pa Kô. Các hoạt động này nhằm góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống đối với các em học sinh; đồng thời, bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống trong đời sống hằng ngày.
  • Đặc sắc lễ hội Bánh chưng, bánh giầy năm 2024 tại Thanh Hóa

    Đặc sắc lễ hội Bánh chưng, bánh giầy năm 2024 tại Thanh Hóa

    Bản sắc và hội nhập - 10:34, 18/06/2024

    Ngày 17/6, tại khu vực Đền thờ thần Độc Cước, Tp. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ hội Bánh chưng, bánh giầy năm 2024.
  • Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

    Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

    Bản sắc và hội nhập - 16:48, 16/06/2024

    Từ việc triển khai Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) những năm qua, đang tạo ra động lực quan trọng để công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ở Đắk Lắk ngày càng lan tỏa và đi vào thực chất.
  • Giữ gìn phát huy những sản phẩm

    Giữ gìn phát huy những sản phẩm "sinh ra từ làng"

    Bản sắc và hội nhập - 15:04, 11/06/2024

    Hiện nay, bên cạnh nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ, làm rượu cần… thì nghề đan lát, làm gốm của đồng bào Gia Rai, Ba Na trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách. Điểm nổi bật là, từ nguồn lực hỗ trợ và động viên khuyến khích của chính quyền địa phương, các nghệ nhân đã tìm cách đổi mới kỹ thuật, nâng cấp các sản phẩm truyền thống có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
  • Nét đẹp văn hóa Lễ hội Đền Lục Giáp

    Nét đẹp văn hóa Lễ hội Đền Lục Giáp

    Bản sắc và hội nhập - 07:17, 10/06/2024

    Lễ hội Đền Lục Giáp ở phường Đắc Sơn, thành phố Phổ Yên là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội gắn với di tích Đền Lục Giáp, một di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1993. Đặc biệt, ngày 01/4/2024, Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 857/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống Đền Lục Giáp vào Danh mục Di sản văn hóa vật thể quốc gia, làm tăng thêm giá trị cho quần thể di tích lịch sử, văn hóa này.
  • Nối tiếp mạch nguồn thổ cẩm của người Ve

    Nối tiếp mạch nguồn thổ cẩm của người Ve

    Bản sắc và hội nhập - 07:10, 10/06/2024

    Yêu thích nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình, cô gái người Ve (một nhóm địa phương của dân tộc Giẻ Triêng) Zơ Râm Thị Thon ở làng Công Năng (nay là thôn 49b), xã Đắc Pring, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã theo học dệt từ lúc còn niên thiếu. Để rồi hôm nay, cô đã trở thành người thợ dệt tài hoa trong vùng, được nhiều chị em phụ nữ người Ve biết tiếng, nể phục.