Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị cây trồng

PV - 14:38, 15/01/2019

Cây khóm (dứa) có từ rất lâu đời và được xem là cây trồng chủ lực của nông dân xã Vĩnh Phước A, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Với điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên khóm có vị ngọt, thơm ngon, được đông đảo người dùng ưa chuộng.

Người dân tham quan mô hình khóm của anh Nguyễn Văn Hận, Giám đốc Hợp tác xã khóm-tôm Phước An, xã Vĩnh Phước A.

Người dân tham quan mô hình khóm của anh Nguyễn Văn Hận, Giám đốc Hợp tác xã khóm-tôm Phước An, xã Vĩnh Phước A.

 Thế nhưng, vị thế cạnh tranh khóm ở xã Vĩnh Phước A so với khóm các địa phương lân cận có phần hạn chế. Nguyên nhân chính là không có chứng nhận giá trị thương hiệu. Trước thực tế này, chính quyền địa phương và Phòng Nông nghiệp huyện đã có những giải pháp nâng cao giá trị cây khóm địa phương.

Trước sức ép thị trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao cùng chính quyền địa phương họp bàn với bà con nông dân tìm giải pháp bảo tồn và phát triển cây khóm truyền thống. Tất cả cùng thống nhất ngoài chất lượng thì việc xây dựng nhãn hiệu cho cây khóm Vĩnh Phước A là điều cốt yếu nhằm góp phần khẳng định thương hiệu đặc sản địa phương. Trong kế hoạch phát triển vùng chuyên canh cây khóm, xã Vĩnh Phước A đã tranh thủ vận động nông dân tổ chức thành lập Hợp tác xã khóm-tôm. Nông dân tham gia được chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tuân thủ sử dụng chế phẩm sinh học và các biện pháp bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đạt tiêu chuẩn. Từ định hướng của chính quyền, cùng sự đồng thuận của nông dân đã tạo tiền đề phát triển, nâng cao giá trị cây khóm. Tháng 11/2017, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể và chuẩn VietGap cho sản phẩm khóm Vĩnh Phước A.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao, toàn huyện hiện có 3.700ha diện tích trồng khóm, tập trung các xã Vĩnh Phước A, Vĩnh Hòa Hưng Nam, Vĩnh Thắng và Thới Quản. Trong đó, xã Vĩnh Phước A có 2.500ha, chiếm 60% diện tích toàn huyện. Ông Nguyễn Văn Hận, Giám đốc Hợp tác xã khóm-tôm Phước An cho biết, sau 1 năm được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể nông dân địa phương dần đổi mới tư duy sản xuất; đoàn kết chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau quảng bá sản phẩm; sản xuất tuân theo quy trình dùng phân hữu cơ sinh học, bón phân đúng lúc, đúng cách, đúng liều giúp tiết kiệm chi phí đầu vào nhưng lại nâng giá thành đầu ra. Bước đầu, thành viên trong hợp tác xã rất phấn khởi.

Nông dân xã Vĩnh Phước A thu hoạch khóm. Nông dân xã Vĩnh Phước A thu hoạch khóm.

Theo ông Phan Quốc Khánh, một trong 49 thành viên hợp tác xã Phước An, khóm Vĩnh Phước A được gắn nhãn hiệu, logo trên sản phẩm, được bảo hộ pháp lý. Từ đây, không chỉ giúp nâng cao giá trị cây khóm trên thị trường mà còn hạn chế những rủi ro về biến động giá tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Theo ông Dương Duy Duyệt, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gò Quao cho rằng, việc xây dựng thương hiệu và chỗ đứng cho cây khóm Vĩnh Phước A trên thị trường không phải ngày một ngày hai mà cần thời gian. Cái khó ở đây là phải có hàng hóa sản phẩm đảm bảo đảm đáp ứng các tiêu chí theo quy định. Vì thế, giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể là bước khởi đầu giúp nông dân hình thành phương thức sản xuất, định hình thương hiệu sản phẩm. Mở rộng quy mô sản xuất tạo thành chuỗi liên kết khép kín hiệu quả. Sau đó, mời gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thu mua bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra sản phẩm sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn

VĂN NHÂN - THẾ HẠNH

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.