Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Bạc Liêu: Nâng cao nhận thức, khơi dậy khát vọng vươn lên của hộ nghèo

Uyển Nhi - 15:25, 29/11/2022

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2022, toàn tỉnh Bạc Liêu có gần 11.500 hộ nghèo (chiếm 5,09%), 14.755 hộ cận nghèo (chiếm 6,54%). Theo tiêu chí mới thì mục tiêu giảm nghèo bền vững hiện nay, ngoài nâng cao mức thu nhập cho người dân thì còn phải đảm bảo mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Chính vì vậy, Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững đến năm 2025 (gọi tắt là NQ 13) với nhiều giải pháp đặt mục tiêu sử dụng hiệu quả các nguồn lực giảm nghèo bền vững ở giai đoạn mới.

Tái cơ cấu kinh tế đã tạo đà cho Bạc Liêu phát triển. (Ảnh MH)
Tái cơ cấu kinh tế đã tạo đà cho Bạc Liêu phát triển. (Ảnh MH)

Theo kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, mục tiêu đề ra là thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, giảm dần khoảng thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn. Hạn chế thấp nhất tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu. Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm, sinh kế và tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh, thông tin và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các địa phương còn gặp nhiều khó khăn; đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

Tỉnh Bạc Liêu đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn dưới 1% (năm 2022 giảm 1,5%, năm 2023 giảm 2%, năm 2024 giảm 1%). Trong đó, khu vực nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%; khu vực thành thị (gồm các phường, thị trấn) giảm còn dưới 1 % hộ nghèo (trừ hộ nghèođối tượng bảo trợ xã hội); tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS mỗi năm giảm 1%; không có hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng. Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ cận nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn dưới 2% (năm 2022 giảm 1,54%, năm 2023 đến năm 2025 giảm 1%).

Đảm bảo nguồn vốn cho vay 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; phấn đấu 100% người nghèo trong độ tuổi, đủ năng lực lao động có nhu cầu học nghề được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn, định hướng nghề nghiệp và được giới thiệu việc làm để có thu nhập ổn định.

Tập trung giải quyết các chỉ số thiết hụt cơ bản ở mức cao của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phấn đấu mỗi năm vận động Quỹ “An sinh xã hội”, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đạt ít nhất 100 tỷ đồng. Hàng năm, các sở, ban, ngành, địa phương và vận động doanh nghiệp nhận hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất 3.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Theo đó, UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững đến năm 2025 phải tiến hành đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để hoàn thành nhiệm vụ này, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác giảm nghèo bền vững. Tiếp tục quán triệt các mục tiêu, quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, và NQ 13; xây dựng mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tạo động lực cho công tác giảm nghèo.

Nông dân huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) canh tác lúa. Ảnh minh họa
Nông dân huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) canh tác lúa. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở đối với công tác giảm nghèo, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác giảm nghèo. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác giảm nghèo. Vận động mạnh thường quân phát huy tinh thần tương thân tương ái, trực tiếp tham gia giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo, tích cực hưởng ứng phong trào “Thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no”, “Giảm nghèo theo địa chỉ”…

Để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, các ngành và các cấp ủy đảng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác triển khai, quán triệt, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác giảm nghèo, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp giảm nghèo bền vững.

Đặc biệt là tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến Nhân dân, nhất là người nghèo bằng nhiều hình thức, đa dạng về nội dung nhằm khơi dậy ý chí chủ động, tự lực vươn lên của người nghèo, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững. Xây dựng, phát triển trang thông tin điện tử về giảm nghèo của tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; cập nhật tin, bài tuyên truyền, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững; trao đổi thông tin giữa các sở, ban, ngành tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực giảm nghèo…

Song song đó, không ngừng đổi mới tư duy, phương thức giảm nghèo theo hướng hỗ trợ người nghèo có năng lực sản xuất, có việc làm và thu nhập ổn định. Triển khai và thực hiện tốt các chính sách của Trung ương và các chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo; tiếp tục hỗ trợ, chăm lo về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh hợp vệ sinh, bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản để ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững, hạn chế phát sinh hộ nghèo và tái nghèo. Hoàn thành và tiếp tục đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn, nhằm giải quyết cơ bản, đồng bộ chính sách nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo. Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Thu hoạch lúa trên đất tôm tại mô hình lúa tôm huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Phan Thanh Cường
Thu hoạch lúa trên đất tôm tại mô hình lúa tôm huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Phan Thanh Cường

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh, duy tu, bảo dưỡng công trình trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng các hình thức sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ về giống và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi…; xây dựng nhiều mô hình ứng dụng có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và những mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ nghèo, người nghèo…

Để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện tốt các tiêu chí trong giảm nghèo đa chiều, Bạc Liêu sẽ tăng cường đầu tư, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin ở địa bàn còn khó khăn. Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân, trong đó có hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ viễn thông phục vụ cho sản xuất và đời sống. 

Đồng thời, trang bị kiến thức, ý chí vươn lên thoát nghèo cho người nghèo; quan tâm giáo dục - đào tạo để làm nền tảng cho thoát nghèo. Khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất - kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn. Tăng cường mở rộng thị trường và đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Tiếp tục tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số. 

Trong đó, chú trọng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, đào tạo nghề theo địa chỉ; tập trung giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, nhất là tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hỗ trợ hộ mới thoát nghèo để ổn định cuộc sống, hỗ trợ người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội; hạn chế hỗ trợ vốn đầu tư, thay vào đó là hỗ trợ tư liệu sản xuất để người nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững...

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.