Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Bình Gia (Lạng Sơn): Tập trung mọi nguồn lực đầu tư để xóa đói giảm nghèo

Thúy Hồng - 08:31, 01/12/2024

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để kết quả giảm nghèo được duy trì bền vững vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia xung quanh vấn đề này.

Ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia, chia sẻ về công tác giảm nghèo

PV: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã được triển khai thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia: Xác định giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thời gian qua, UBND huyện tập trung nguồn lực đầu tư vào những xã còn tỷ lệ hộ nghèo cao vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS; lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo đúng trọng tâm, đúng trọng điểm.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, Nhân dân về giảm nghèo, công tác chỉ đạo điều hành thực hiện các dự án giảm nghèo được thống nhất từ huyện đến cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội phát huy được vai trò trách nhiệm trong công tác phối hợp vận động, tuyên truyền hội viên, Nhân dân tham gia thực hiện và giám sát các công trình dự án thuộc Chương trình giảm nghèo. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện, giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện.

UBND huyện đã chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, thu nhập tốt cho người nghèo. Đồng thời, chỉ đạo giải quyết kịp thời thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo, về nhà ở, khám, chữa bệnh, học tập, vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở xã vùng III, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, như: giao thông, điện, nước sinh hoạt, giảm nghèo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Nhiều gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất giúp ổn định đời sống
Nhiều gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất giúp ổn định đời sống

Với những nỗ lực và kết quả đã đạt được trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024, đã có đóng góp tích cực vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Về cơ bản người nghèo đã được cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập. 

Nhờ đó, đến hết năm 2023, toàn huyện còn 2.100 hộ nghèo, tỷ lệ 14,78%, giảm 5,85% so với năm 2022, tương đương giảm 586 hộ nghèo; còn 3.784 hộ cận nghèo, tỷ lệ 26,63%, giảm 5,75% so với năm 2022, tương đương giảm 431 hộ cận nghèo. Dự kiến hết năm 2024 sẽ giảm thêm 4-5%.

PV: Theo ông quá trình triển khai các chính sách giảm nghèo huyện Bình Gia đã và đang đối diện với những khó khăn, thách thức nào?

Ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia: Trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo, huyện Bình Gia còn nhiều vướng mắc, tồn tại, hạn chế. Tỷ lệ giảm nghèo hằng năm đều đạt và vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra, tuy nhiên, giảm nghèo chưa bền vững, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo, tỷ lệ giảm nghèo chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn. 

Việc sử dụng các nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ phát triển sản xuất, tín dụng, giải quyết việc làm, nhân rộng mô hình giảm nghèo... còn dàn trải, chưa tập trung, chưa phát huy hết hiệu quả, chưa khai thác được nội lực để thực hiện có hiệu quả chương trình, dự án tại địa phương.

Đặc biệt, nguồn thu ngân sách huyện còn hạn chế nên việc cân đối, bố trí vốn đối ứng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững gặp khó khăn. UBND các xã, thị trấn và cộng đồng dân cư chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn các dự án, mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ phát triển sản xuất. 

Nguyên nhân do nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo ở một số cơ sở chưa thực sự chủ động, chưa sâu sát, quyết liệt trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo; công tác bố trí cán bộ theo dõi về giảm nghèo tại một số xã, thị trấn chưa được quan tâm.

Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của mình, còn trông chờ, ỷ lại, thiếu quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Hệ thống văn bản triển khai thực hiện và hướng dẫn có nhiều nội dung thay đổi so với giai đoạn trước và mới được ban hành, vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện nhiều đơn vị còn chưa cập nhật kịp thời.

PV: Với những khó khăn, vướng mắc đã được chỉ rõ, huyện sẽ triển khai các giải pháp nào để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo?

Ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia: Hiện nay, huyện Bình Gia đang tiếp tục phấn đấu thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo đảm bảo đạt trên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống; tập trung nguồn lực hỗ trợ xã khu vực III; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo giai doạn đến năm 2025 theo kế hoạch đã đề ra.

Theo đó, Bình Gia tiếp tục duy trì công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo bằng hình thức, nội dung phù hợp, đưa các chính sách đi vào đời sống để Nhân dân hiểu rõ, tích cực hưởng ứng, tham gia.

Từ các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn huyện
Từ các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đã góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân trên địa bàn huyện

Bên cạnh đó, huyện sẽ thực hiện lồng ghép các nguồn lực từ các Chương trình MTQG như giảm nghèo gắn với các chương trình dạy nghề, tạo việc làm, phát triển nông - lâm nghiệp, dịch vụ, giao thông, thủy lợi và các chương trình về y tế, chăm sóc trẻ em, giáo dục đào tạo... 

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chính sách hỗ trợ người nghèo, xã nghèo trên địa bàn huyện; áp dụng các cơ chế đặc thù phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; huy động các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia vào việc thực hiện các dự án của Chương trình, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

Đồng thời, huy động vận động mọi nguồn lực tổ chức thực hiện chương trình, tập trung hỗ trợ cho các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng khó khăn, đông đồng bào DTTS sinh sống, để tạo điều kiện cho các hộ nghèo vùng khó khăn từng bước cải thiện đời sống, tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.

Tin cùng chuyên mục
Bước phát triển mới của các dân tộc còn nhiều khó khăn

Bước phát triển mới của các dân tộc còn nhiều khó khăn

Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 - 2025, cả nước có 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, phân bố chủ yếu trên địa bàn 31 tỉnh. Với các chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ, đời sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn đã có bước phát triển mới.