Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bộ GD&ĐT thẩm định sách giáo khoa lớp 3, 7, 10

Cát Tường - 10:28, 06/10/2021

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang tổ chức thẩm định sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT) của các lớp 3, 7, 10. Theo lộ trình, các lớp này sẽ áp dụng việc dạy học theo chương trình mới từ năm học 2022-2023.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sách giáo khoa là tài liệu cụ thể hoá CT GDPT 2018 - một chương trình chú trọng Phát triển phẩm chất và năng lực người học hài hoà đức-trí-thể-mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh, thay vì chú trọng truyền thụ kiến thức cho người học. 

Năm 2021, Bộ GD&ĐT nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa lớp 3 của 6 nhà xuất bản (NXB), gồm: NXB Giáo dục Việt Nam; NXB Đại học Sư phạm Hà Nội; NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh; NXB Đại học Vinh; NXB Đại học Huế.

Có 48 bản mẫu sách giáo khoa của 11 môn học/hoạt động giáo dục lớp 3. Trong đó, môn Toán có 5 bản mẫu; mỗi môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên- Xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Công nghệ có 3 bản mẫu; mỗi môn Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm có 04 bản; Tin học có 07 bản và Tiếng Anh có số lượng bản mẫu nhiều nhất với 10 bản.

Đối với lớp 7, có 47 bản mẫu SGK của 12 môn học/hoạt động giáo dục được gửi về Bộ GD&ĐT để thẩm định. Trong đó, môn Tiếng Anh có 9 bản mẫu; môn Tin học 05 bản mẫu; mỗi môn Toán, Hoạt động trải nghiệm-Hướng nghiệp, Mĩ thuật có 04 bản mẫu; các môn học còn lại, mỗi môn đều có 3 bản mẫu.

Đối với lớp 10, Bộ nhận được có 57 bản mẫu sách giáo khoa của 15 môn học/hoạt động giáo dục. Trong đó, môn Tiếng Anh có 9 bản mẫu; Tin học có 5 bản; mỗi môn Toán, Ngữ văn, Hoạt động trải nghiệm-Hướng nghiệp; Công nghệ có 4 bản; các môn còn lại, mỗi môn có 3 bản.

Theo quy định, các Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký quyết định thành lập. Các thành viên là những nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học giàu kinh nghiệm, uy tín, được lựa chọn kỹ lưỡng. Trong đó ít nhất 1/3 số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy môn học/hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng.

Từng thành viên trong mỗi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 đã được nhận bản mẫu sách giáo khoa của lớp học tương ứng để thẩm định đọc, viết nhận xét cá nhân trước thời điểm họp thẩm định tập trung ít nhất 15 ngày (đối với lớp 10).

Tại buổi khai mạc vòng 1 thẩm định sách giáo khoa lớp 10 (ngày 05/10), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh đây là công việc quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ học sinh.

Việc biên soạn và thẩm định sách giáo khoa rất quan trọng và đã được quy định rõ trong Luật Giáo dục 2019; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong các trường học trên cơ sở đề xuất của Hội đồng quốc gia thẩm định. Hội đồng chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

Bộ GD&ĐT đã quy định rõ các yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí mà sách giáo khoa cần đảm bảo trong Thông tư 33 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. Trong đó sách cần đảm bảo đường lối chính sách nhà nước; đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học, môn học, khối học; đảm bảo tinh giản, thiết thực, cập nhật và có tính kế thừa những ưu điểm của các bản sách giáo khoa hiện hành.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.