Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4

PV - 17:05, 05/05/2021

Ngày 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2021

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và bốn tháng qua tiếp tục phát triển tốt, có nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực: Xuất khẩu, thu ngân sách, thu hút đầu tư; kiểm soát lạm phát; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống Nhân dân được bảo đảm và cải thiện..., thể hiện sự cố gắng của cả hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhất là tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tác động trực tiếp toàn bộ lĩnh vực kinh tế - xã hội nước ta. Chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, tài khóa chưa thực sự yên tâm. Vừa qua có nổi lên hiện tượng “sốt” đất, biến động thị trường chứng khoán. Chúng ta đã tuyên truyền, định hướng, cung cấp thông tin liên quan các vấn đề này. Nhân dân tin tưởng và ủng hộ vào sự điều hành của Chính phủ.

Khó khăn nữa là các công việc tồn đọng kéo dài nhiều năm chưa tìm được giải pháp để giải quyết dứt điểm, như vấn đề 12 dự án thua lỗ ngành công thương cơ bản chưa giải quyết xong, vẫn “bí” đầu ra. Chúng ta phải quyết tâm giải quyết, đầu tiên sẽ chọn một vài dự án để làm dần, vừa làm rút kinh nghiệm và mở rộng. Nếu để kéo dài, các dự án càng thua lỗ, do đó phải tập trung để giải quyết dứt điểm. Sự chồng chéo về thể chế pháp luật, các luật đang có sự xung đột lẫn nhau, cản trở nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô...

Tình hình đầu tư công có chuyển biến nhưng so với yêu cầu, nguồn vốn được phân bổ thì tiến độ giải ngân còn chậm. Về công tác an sinh xã hội, một bộ phần người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, một số đối tượng yếu thế bị tác động bởi dịch COVID-19. Tình hình an ninh trật tự nổi lên vấn đề xuất nhập cảnh trái phép. Do đó, Bộ Công an phải tiếp tục rà soát, kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp nhập cảnh trái phép. Các thành viên Chính phủ phải nhận thức rõ vấn đề này để thấy rõ vai trò, trách nhiệm, trên cơ sở chức năng, quyền hạn của từng bộ, ngành để cùng với Chính phủ làm tốt hơn nữa công tác.

Thủ tướng nêu rõ, tình hình tháng 5 theo dự báo sẽ có nhiều khó khăn, chúng ta phải đối mặt trực tiếp, nhất là dịch COVID-19. Để hoàn thành nhiệm vụ đề ra, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung những việc sau:

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là những vấn đề ưu tiên, để tháo gỡ nguồn lực để phục vụ phát triển đất nước hiện nay. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí trong công tác quản lý nhà nước, tăng phân cấp, phân quyền, cá thể hoá trách nhiệm. Các cơ quan của Chính phủ tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực quản lý nhà nước, tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra. Các bộ, ngành phải phối hợp cùng tháo gỡ cơ chế, chính sách, tăng cường phân cấp, phân quyền; thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra.

Thủ tướng đề nghị nghiên cứu có chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt hơn, phù hợp thực tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan cần tập trung giải quyết. Tích cực tháo gỡ cho sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi, bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp. Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ, nguồn lực cho đất nước.

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4/2021.
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4/2021.

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ quyết liệt các giải pháp để giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, ngành, địa phương phải có giải pháp cụ thể bằng trách nhiệm trong việc thúc đẩy giải ngân, không để tồn đọng. Nếu giải ngân không tốt thì ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội. Phải thúc đẩy giải ngân nhưng đồng thời phải bảo đảm tiến độ và chất lượng, chống tiêu cực và lãng phí, tham ô tham nhũng.

Về giải ngân của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ đề nghị khẩn trương nghiên cứu, xây dựng các dự án giao thông tại Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, các khu vực kinh tế trọng điểm. Tháo gỡ các nguồn lực và quyết tâm đầu tư ở khu vực này.

Nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn Nhà nước là không đủ, không có khả năng giải quyết, vì nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông là rất lớn, trong khi 5 năm tới phải đầu tư 2.000 km đường cao tốc nữa. Do đó, chúng ta phải phân tích rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, từ đó mới có giải pháp hữu hiệu.

Các thành viên Chính phủ phải góp sức cùng Bộ Giao thông vận tải, mạnh dạn, điều chỉnh lại tư duy cách làm, huy động nguồn vốn xã hội, doanh nghiệp, tư nhân. Lấy vốn đầu tư công dẫn dắt đầu tư. Tìm ra trọng tâm, trọng điểm trên các nút thắt để tháo gỡ; ưu tiên về cơ chế, chính sách. Việc này cần có sự đồng lòng, giúp sức của các thành viên Chính phủ. Tập trung chỉ đạo, tổ chức tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; bảo đảm tốt các điều kiện cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia an toàn, thuận lợi cho học sinh.

Đối với Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 ban hành ngày 9/4/2020, chúng ta cần xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện như thế nào thì được hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng…; thảo luận và công bố công khai, áp dụng thực hiện. Để thực hiện việc này, các bộ, ngành cần hỗ trợ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chúng ta áp dụng các biện pháp phòng, chống COVID-19 thì ảnh hưởng một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là những người bị yếu thế, do đó chúng ta phải bảo đảm vừa phòng, chống dịch, vừa bảo đảm an sinh xã hội.

Về phòng, chống COVID-19, Thủ tướng nhấn mạnh, cần chống hai khuynh hướng: thứ nhất là lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; thứ hai là khuynh hướng hoảng sợ, hoang mang, dao động. Do đó, chúng ta phải tỉnh táo, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành, xử lý các tình huống cụ thể phù hợp. Bộ Y tế phải xây dựng tiêu, chuẩn tiêu chí (thế nào là có nguy cơ cao, nguy cơ thấp, có nguy cơ, có dịch; các biện pháp đi theo), rồi trên cơ sở đó, phân cấp, phân quyền từ T.Ư đến cơ sở căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn để làm sao bảo đảm được mục tiêu kép. Chính phủ không thể làm thay cho tỉnh, cho huyện, cho xã.

Chúng ta phải coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực, lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng viên; xây dựng bộ máy hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn gắn với tinh giản biên chế; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng liên quan công tác cán bộ. Các tỉnh vừa qua làm tốt công tác phòng, chống COVID-19 thực ra chính là làm tốt công tác cán bộ. Tích cực đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Điều quan trọng nhất trong hành động là phải bảo đảm sát thực tế, khả thi và hiệu quả, dễ kiểm tra, dễ đánh giá… với tinh thần càng khó khăn, càng phức tạp, nhạy cảm thì càng phải phát huy dân chủ, tinh thần tập thể.

Về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần chung là bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đại hội, bảo đảm linh hoạt, căn cứ vào thực tiễn để có điều chỉnh phù hợp. Chúng ta đưa ra tư tưởng, quan điểm chỉ đạo lớn. Đi theo đó là phải biện pháp tổ chức thực hiện, thiết thực, hiệu quả, phải bám sát chức năng, quyền hạn của mỗi cơ quan, đơn vị. Nhấn mạnh những điểm mới, linh hoạt tình hình thực tiễn; bám sát, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để thực hiện Chương trình hành động này hiệu quả, phù hợp.

Lưu ý những nội dung trọng tâm về hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN trong điều kiện khó khăn về tài nguyên, già hóa dân số, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm. Tinh thần chung là tăng cường quản lý nhà nước: tập trung vào xây dựng chiến lược, kế hoạch, thể chế, cơ chế, chính sách ưu tiên; thiết kế các công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát.

Về báo cáo đánh giá đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và dự kiến kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025, quan trọng nhất là chúng ta chỉ ra 5 năm qua, cái gì là chúng ta làm được, cái gì chưa làm được? Nêu rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhất là nguyên nhân chủ quan; làm rõ vấn đề ba đột phá chiến lược, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, giải quyết những vấn đề tồn đọng kéo dài lâu năm. Do đó chúng ta phải làm đúng, trúng, sát với tình hình trong điều kiện nguồn lực có hạn, có hạn, năng lực vừa phải, yêu cầu lại tăng.

Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.