Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Củng cố phên giậu quốc gia

Sỹ Hào - 09:46, 14/06/2019

Xây dựng các xã biên giới mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững đất nước. Do địa bàn xa xôi, cách trở, hạ tầng kinh tế còn thiếu và yếu nên để phát triển kinh tế-xã hội các xã biên giới đòi hỏi một nguồn lực đầu tư tập trung, đủ lớn. Cần có một chính sách riêng cho địa bàn này là vấn đề được đặt ra.

Bài cuối: Cần có giải pháp mang tính đột phá

Nâng định mức hỗ trợ

Cách đây gần 5 năm, tại phiên thảo luận toàn thể trong khuôn khổ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII (ngày 30/10/2014), nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu thực trạng kém phát triển ở các xã biên giới. Các đại biểu cho rằng, định mức hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội ở địa bàn này chưa phù hợp.

Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang) lấy dẫn chứng định mức đầu tư cho các xã biên giới trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM). Theo Nghị quyết 65/2013/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 28/11/2013 thì, mức vốn ưu tiên cho các địa bàn này là 2,5 tỷ đồng/xã/năm. Định mức vốn này là quá thấp, không thể tạo động lực cho Nhân dân phát triển, không đủ đảm bảo cho xây dựng cơ sở hạ tầng để đạt chuẩn NTM.

ùng với đầu tư phát triển kinh tế, cần có nguồn lực hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các xã biên giới. (Trong ảnh: Xây dựng điểm trường mầm non ở bản biên giới La Lay, xã A Ngo, huyện Đăkrông, Quảng Trị) Cùng với đầu tư phát triển kinh tế, cần có nguồn lực hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các xã biên giới.
(Trong ảnh: Xây dựng điểm trường mầm non ở bản biên giới La Lay, xã A Ngo, huyện Đăkrông, Quảng Trị)

Vì vậy theo đại biểu Ma Thị Thúy, Quốc hội nên tăng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng/xã/năm để thực hiện hiệu quả chương trình này. Đồng thời, cũng nên tăng mức hỗ trợ vốn sản xuất từ 20 đến 25 tỷ đồng/năm để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho Nhân dân.

Đây là một kiến nghị phù hợp với thực tế đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội gắn với việc thực hiện Chương trình NTM hiện nay ở các xã biên giới. Nhưng đến nay, sau 5 năm, kiến nghị này vẫn chưa được cụ thể hóa bằng những chương trình, chính sách có tính đột phá, đủ nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội các xã biên giới.

Giai đoạn 2017-2020, các xã biên giới được thụ hưởng Ðề án Hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững (được ban hành theo Quyết định 1385/QĐ-TTg, ngày 21/10/2018). Nhưng nguồn lực của Đề án cũng chỉ khoảng 1.400 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển. Trong khi đó, Đề án lại thực hiện hỗ trợ cho khoảng 3.513 thôn, bản, ấp của 363 xã thuộc 36 tỉnh.

Rõ ràng, với nguồn lực “mỏng” mà lại dàn trải như vậy thì rất khó để hỗ trợ các xã biên giới phát triển. Chỉ tính như ở Điện Biên, theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả tỉnh vẫn còn hơn 100 xã chưa đạt chuẩn NTM. Để các xã này “về đích” thì cần nguồn lực hơn 20 nghìn tỷ đồng (trung bình 200 tỷ đồng/xã). Trong khi, cả nước vẫn còn khoảng 363 xã ĐBKK thuộc khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đạt dưới 10 tiêu chí NTM; trong đó có 52 xã dưới 5 tiêu chí.

Xây dựng chính sách riêng

Cũng như Chương trình xây dựng NTM, việc nâng định mức Chương trình 135 để hỗ trợ các xã biên giới, xã ĐBKK đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cũng rất cần thiết. Giai đoạn 2011-2015, định mức hỗ trợ từ Chương trình 135 là 1 tỷ đồng/xã/năm. Bước sang giai đoạn 2016-2020, định mức đã được nâng lên 1,5 tỷ đồng/xã/năm.

Tuy nhiên, định mức đầu tư của Chương trình 135, theo đánh giá của các địa phương, là vẫn chưa phù hợp. Trong các Hội thảo góp ý vào Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Ủy ban Dân tộc tổ chức vừa qua, đại diện nhiều địa phương cho rằng, cần phải nâng định mức đầu tư của Chương trình; đồng thời cũng cần nghiên cứu để đưa những xã biên giới hiện nằm ngoài danh sách vào diện thụ hưởng Chương trình 135.

Tại hội thảo được tổ chức ở Bắc Kạn (ngày 25/5/2019), ông Nguyễn Thái Hà, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng, cho rằng, hiện một số địa bàn biên giới của tỉnh nằm ngoài Chương trình 135. Do đó cần nghiên cứu để xây dựng chính sách đầu tư hạ tầng cho những địa phương này để phát triển kinh tế; kinh tế có mạnh thì quốc phòng mới vững.

Việc nâng định mức đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình xây dựng NTM, Chương trình 135 là rất cần thiết để tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội cho các xã biên giới. Nhưng cũng cần lưu ý là, nếu chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh định mức thì cũng chỉ giải quyết được một phần vấn đề. Bởi để phát triển bền vững vùng “phên dậu” thì phải có một chương trình đầu tư tổng thể, bao trùm tất cả các lĩnh vực.

Nhiều ý kiến từ cơ sở cho rằng, để thực hiện được mục tiêu này, cần có một chính sách riêng, đặc thù để đầu tư, hỗ trợ các xã biên giới. Trong đó, Chính phủ cần nâng cao công tác nắm tình hình, nhất là các vấn đề về biên giới, biển đảo, từ đó có kế hoạch bảo đảm nguồn kinh phí, có cơ chế đặc thù đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình ở khu vực biên giới; đẩy mạnh công tác xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm ở những vùng trọng điểm, tại các trung tâm xã miền núi, biên giới, vùng khó khăn.

Ngoài ra, cũng cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng hệ thống trường mầm non, tiểu học và việc đổi mới căn bản giáo dục. Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường tuần tra biên giới để tạo điều kiện bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Với sự đầu tư đồng bộ này, vùng “phên dậu” mới có những đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội, đời sống Nhân dân nâng cao, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo động lực cho phát triển đất nước...


Tin cùng chuyên mục
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.