Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Điện Biên: Vì sao chưa thể xóa bỏ các lò gạch nung?

PV - 13:08, 17/09/2019

Theo lộ trình của tỉnh đặt ra, đến hết 31/12/2017, Điện Biên sẽ chấm dứt hoạt động đối với toàn bộ các lò sản xuất gạch đất sét nung sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, đến nay đã gần 2 năm so với lộ trình, trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại 10 lò gạch nung sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Các lò nung này vô tư hoạt động, gây ra những hệ lụy xấu cho môi trường và những bức xúc cho người dân sống xung quanh…

Sinh sống cạnh cơ sở sản xuất gạch nung đã nhiều năm nay, ông Tòng Văn Thưởng (đội 2, xã Thanh An, huyện Điện Biên) bức xúc cho biết, mỗi lần đốt gạch khói tỏa ra đen xì, bốc mùi khét lẹt, nhất là về ban đêm. Người già, trẻ nhỏ rất khó thở và hầu như các thành viên trong nhà ai cũng có triệu chứng của bệnh hô hấp. Vườn cây ăn quả gia đình trồng cũng không thể ra hoa, kết trái.

“Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương, nhưng lò gạch này vẫn ngang nhiên hoạt động. Chúng tôi mong muốn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung sớm đóng cửa hoặc có biện pháp chuyển đổi, thay thế dây chuyền công nghệ để bảo đảm môi trường, an toàn cho sức khỏe của người dân”, ông Thưởng bức xúc.

Thói quen sử dụng gạch nung để xây nhà của người dân còn phổ biến. Thói quen sử dụng gạch nung để xây nhà của người dân còn phổ biến.

Trao đổi với ông Ngô Minh Cương, Chủ tịch UBND xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) được biết: Hiện xã có 2 đơn vị sản xuất gạch đất nung theo công nghệ lò vòng. Các chủ lò đã được tuyên truyền, phổ biến quy định của Nhà nước về việc sử dụng vật liệu không nung (VLKN) trong các công trình xây dựng; lộ trình xóa bỏ lò gạch đất sét nung sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cũng như những nguy cơ, tác hại ảnh hưởng đến môi trường. Song qua nắm bắt thực tế, được biết 2 đơn vị này đang gặp những khó khăn về tài chính để đầu tư chuyển đổi dây chuyền và công nghệ sản xuất mới. Với chức năng nhiệm vụ của mình, thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng tuyên truyền các cơ sở sản xuất sớm có kế hoạch và tiến tới chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung theo quy định.

Theo lộ trình xóa bỏ lò gạch đất sét nung của tỉnh Điện Biên, hết ngày 31/12/2014 phải chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến; đối với lò đứng liên tục là sau ngày 31/12/2016 và đối với lò vòng là hết ngày 31/12/2017. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có các lò gạch thủ công được xóa bỏ. Còn 10 đơn vị sản xuất, với 1 lò Tuynel, 3 lò đứng liên tục, 6 lò vòng, vẫn ngang nhiên hoạt động, với tổng công suất gần 90 triệu viên/năm.

Theo ông Bùi Văn Luyện, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên, hoạt động của các lò gạch sử dụng nhiên liệu hóa thạch không những gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh, mà còn cản trở lộ trình chuyển đổi sử dụng VLKN cho các công trình xây dựng theo chủ trương của tỉnh. Sở dĩ cho đến nay Điện Biên chưa thể xóa bỏ hoàn toàn các lò gạch nung bằng đất sét là vì thói quen sử dụng vật liệu xây dựng là gạch truyền thống (gạch đỏ). Gạch bằng bột đá (gạch không nung) lại chưa chiếm lĩnh được thị trường, do nhược điểm về dây chuyền sản xuất, tiếp thị chưa hiệu quả… nên người dân vẫn thờ ơ với gạch không nung là điều dễ hiểu. Mặt khác, sự phối hợp vào cuộc của một số đơn vị, nhất là chính quyền địa phương chưa thực sự rốt ráo, nên các lò gạch nung đất sét đến nay vẫn còn “đất sống”.

Hiện tỉnh Điện Biên còn 10 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung gây nhiều hệ lụy xấu cho môi trường. Hiện tỉnh Điện Biên còn 10 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung gây nhiều hệ lụy xấu cho môi trường.

Cũng theo số liệu báo cáo từ Sở Xây dựng Điện Biên, đa số các công trình xây dựng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang sử dụng VLKN, còn các công trình xây dựng có nguồn vốn ngoài ngân sách, đặc biệt với khu vực tư nhân, người dân vẫn ưu tiên lựa chọn gạch truyền thống (gạch nung). Chỉ rất ít các hạng mục như: Công trình phụ trợ, tường rào, chuồng trại chăn nuôi người dân mới sử dụng VLKN.

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Tập trung xử lý vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau lũ

Thanh Hóa: Tập trung xử lý vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau lũ

Ngay sau khi nước rút, các địa phương bị ngập lụt trên địa bàn huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đã khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Đây là địa phương có nhiều hộ dân bị ngập lụt nhất tỉnh Thanh Hóa.