Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Đưa công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại Bình Phước: Hướng phát triển bền vững

Thanh Liêm - 10:52, 10/08/2020

Bình Phước đã và đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất nhằm hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Nhờ đó những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tạo được những bước chuyển tích cực, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Sản phẩm cao su tỉnh Bình Phước chủ yếu mới dừng lại ở chế biến thô nên giá trị mang lại còn thấp
Sản phẩm cao su tỉnh Bình Phước chủ yếu mới dừng lại ở chế biến thô nên giá trị mang lại còn thấp

Tiềm năng, lợi thế lớn

Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên 687.676ha, trong đó đất nông nghiệp 620.848ha, chiếm 90,28%. Vị trí nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và cây công nghiệp dài ngày. Ông Trần Văn Lộc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh cho biết, với những lợi thế về đất đai và khí hậu, Bình Phước đã xây dựng được vùng sản xuất chuyên canh tập trung một số loại cây nông sản lâu năm như: Cao su, điều, tiêu, cà phê, cây ăn trái… Đến nay đã hình thành một số loại cây trồng có diện tích lớn nhất nước như: Cao su hơn 240 nghìn ha, điều hơn 174 nghìn ha.

Ngoài ra, Bình Phước còn là một trong những địa phương có diện tích hồ tiêu hơn 17 nghìn ha, cà phê hơn 10 nghìn ha, cây ăn trái hơn 12 nghìn ha… thuộc diện lớn nhất nước. Về chăn nuôi, đến nay tỉnh đã hình thành những vùng chăn nuôi với quy mô tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh hiện có 276 trang trại chăn nuôi, trong đó có nhiều trại chăn nuôi heo, gà quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Giá trị sản xuất ngành Chăn nuôi năm 2019 đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Theo ông Trần Văn Lộc, để phát triển các loại cây trồng chủ lực của tỉnh mang lại giá trị kinh tế cao, bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã và đang đẩy mạnh áp dụng KHCN vào phát triển toàn diện ngành Nông nghiệp. Đặc biệt là các mô hình trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, mô hình tưới tiết kiệm, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu...

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung tái cơ cấu trong trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững. Ví dụ như đối với cây cao su, sử dụng giống có năng suất mủ cao, đa mục đích, phát triển theo hướng mủ - gỗ theo khuyến cáo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Sử dụng các giống như: PB260, PB235, PB255, RRIVI, RRIV5, RRIVII24.

Đối với cây điều, tập trung chọn tạo các giống tốt tại địa phương như: PN1, LG1, CH1, MH4/5, MH5/4... Sử dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, trong đó tăng cường cải tạo vườn điều già cỗi, năng suất thấp, sử dụng đúng, đủ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn người trồng điều áp dụng theo quy trình kỹ thuật; xây dựng mô hình sản xuất điều theo quy trình VietGap.

Đối với hồ tiêu, sử dụng giống có chất lượng cao, ít sâu bệnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh. Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch hồ tiêu.

Về định hướng phát triển của ngành Nông nghiệp trong thời gian tới, ông Lộc cho biết, tỉnh sẽ phát triển theo hướng toàn diện, đa canh trên cơ sở thâm canh tăng cường ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó mũi nhọn là phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái; chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,2%/năm.

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.