Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Giữ rừng bằng Hương ước

PV - 15:34, 12/06/2018

Được giao bảo vệ hơn 500ha rừng, người dân bản Ông Tú, xã Trọng Hóa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã không để mất một cây rừng nào suốt hàng chục năm nay. Bí quyết của họ là sự đoàn kết của người dân và nghiêm túc thực hiện bảo vệ rừng thông qua Hương ước.

Ông Hồ Chui, Trưởng bản Ông Tú, xã Trọng Hóa cho biết: Đối với người dân trong bản, rừng được xem là tài sản chung nên ai cũng có trách nhiệm bảo vệ. Theo ông Chui, để ý thức bảo vệ rừng đi vào cuộc sống của mỗi người dân, các già làng, Người có uy tín đã phải mất thời gian dài để tuyên truyền cho người dân biết tầm quan trọng của rừng. Bên cạnh đó là soạn ra bản Hương ước giữ rừng để người dân thực hiện. Nhờ cách làm này nên hơn 500ha rừng của bản được bảo vệ an toàn không bị cháy và bị khai thác trái phép”.

Lực lượng Kiểm lâm huyện Minh Hóa trao đổi với người dân về công tác giữ rừng. Lực lượng Kiểm lâm huyện Minh Hóa trao đổi với người dân về công tác giữ rừng.

Được biết, năm 1994, Dự án định canh định cư đã hỗ trợ cho bản Ông Tú mỗi năm 20 triệu đồng cho việc bảo vệ rừng. Với nguồn kinh phí này, ban quản lý bản Ông Tú đã tổ chức tuyên truyền vận động người dân thực hiện các biện pháp để bảo vệ rừng như, phát quang bụi rậm, làm đường băng cản lửa phòng chống cháy rừng vào mùa nắng nóng… nên rừng luôn được an toàn tuyệt đối.

Anh Hồ Phoong, người dân ở bản Ông Tú chia sẻ: Tuy rừng gần như thế nhưng dân bản không ai dám tự tiện khai thác đâu. Kể cả việc lấy củi trong rừng, người dân không được chặt những cây còn sống mà phải lấy củi khô hoặc tận thu cành, ngọn những cây đã khai thác; khi lấy măng rừng, người dân cũng không bao giờ lấy hết mà phải để lại vài búp non cho nó (măng) lên thành cây. Việc thu hái các loại sản vật khác cũng vậy, người dân không bao giờ lấy kiệt...

Hồ Phoong nhớ lại: “Cách đây chưa lâu, có nhóm lâm tặc từ nơi khác đưa máy cưa lên chuẩn bị hạ một cây cổ thụ sau bản. Thấy người lạ vào phá rừng, cha con tôi gọi cả bản kéo lên ngăn chặn rồi đuổi đi. Sau đó, một nhóm lâm tặc khác gần chục người cũng đem máy cưa, trâu, bò lên định khai thác gỗ. Bọn chúng còn hù dọa, đòi đánh đập dân bản nếu chống đối. Thấy tình hình căng quá, ba tôi phải báo với Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng cùng phối hợp với chính quyền địa phương mới đuổi được bọn chúng đi”. Từ đó đến nay, không ai dám vào đây khai thác gỗ nữa. Kể cả người dân trong bản, ai tự tiện chặt cây mà không thông báo là sẽ bị bản trách phạt liền. Như thế thì xấu cái mặt lắm!”.

Công tác bảo vệ rừng của bản Ông Tú khó khăn, vất vả nhất là vào mùa hè. Hằng ngày, bản đều phải cắt cử người lên rừng kiểm tra cẩn thận. Thấy người lạ vào rừng đốt ong, lấy sản vật, bà con phải đuổi ra. Còn người dân trong bản vào lấy củi thì nhắc nhở họ phải cẩn thận, như: không hút thuốc trong rừng, hạn chế sử dụng những vật dụng liên quan đến lửa...

Trưởng bản Hồ Chui nói: “Cạnh khu rừng của bản là vùng đất bà con làm rẫy. Cứ đến mùa đốt rẫy, gieo hạt là bản phải cắt cử người đứng sát vành đai để cảnh giới, canh phòng lửa cẩn thận. Đến khi lửa ở rẫy tắt hết, mọi người mới được về nhà”. Không những giữ rừng tốt, dân bản Ông Tú còn trồng các cây bản địa trên những nơi đất trống nên độ che phủ của khu rừng này đạt rất cao.

Ông Đinh Tiến Huyền, Trưởng trạm Kiểm lâm Trọng Hóa nhận xét: Những năm qua, lực lượng Kiểm lâm cũng đã thường xuyên phối hợp với dân bản Ông Tú để tuyên truyền cho bà con nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, Chương trình 30a của Chính phủ cũng đã hỗ trợ kinh phí, giao rừng cộng đồng cho dân nên rừng ở đây không những được bảo vệ mà ngày càng phát triển tốt.

Nhiều năm qua, trên địa bàn bản Ông Tú không xảy ra vụ vi phạm lâm luật, cũng như các vụ cháy rừng. Đối với lực lượng Kiểm lâm nếu không có sự chung sức đồng lòng bảo vệ rừng của người dân thì rất khó hoàn thành nhiệm vụ. “Chúng tôi đánh giá cao và trân trọng ý thức bảo vệ rừng của người dân ở bản Ông Tú và xem đây là điển hình để tuyên truyền nhân rộng…”, ông Tiến bộc bạch

MINH THỨ - X.VƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.