Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Niềm đau đáu của Đại tá Trần Minh Sơn

PV - 18:05, 29/01/2018

50 năm sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Đại tá Trần Minh Sơn (92 tuổi, bí danh Bảy Sơn), nguyên Phó tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, kiêm Tham mưu trưởng biệt động Sài Gòn vẫn không thể quên những giây phút ác liệt của các trận đánh ấy. Đối với ông, niềm đau đáu lớn nhất là sự hy sinh của nhiều chiến sĩ khi tuổi đời còn trẻ, là ân nghĩa đùm bọc, chở che của người dân Sài Gòn – Gia Định lúc bây giờ.

Phải ngồi trên xe lăn để di chuyển nhưng bất cứ cuộc gặp gỡ với đồng đội, với các cựu chiến binh nào, Đại tá Trần Minh Sơn chưa bao giờ vắng mặt. Ông tâm sự, bây giờ khó mà kể hết, nhớ đầy đủ, chi tiết các trận đánh mà ông tham gia, chỉ huy trong sự nghiệp cách mạng của bản thân, nhưng với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ông nhớ nhất là trận đánh vào Tòa đại sứ Mỹ. Đó là trận đánh làm chấn động giới cầm quyền chế độ cũ, làm hoang mang cho đế quốc Mỹ. Và ở trận đánh ấy, những người chiến sĩ trực tiếp của ông đã không trở về.

Đại tá Trần Minh Sơn nhớ lại, theo kế hoạch ban đầu, lực lượng của ta sẽ tập trung đánh phá các mục tiêu ở nội thành Sài Gòn như: Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh Hải quân, Đài phát thanh, Biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, khám Chí Hòa... Tòa đại sứ Mỹ (hay còn gọi Đại sứ quán Mỹ) là mục tiêu bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Kiệt, lúc bấy giờ là Bí thư Khu ủy T.4 Sài Gòn-Gia Định. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho trận đánh vào mục tiêu này chỉ có 5 ngày từ ngày 23 Âm lịch đến 28 Âm lịch Tết Mậu Thân 1968.

Đại tá Trần Minh Sơn. Đại tá Trần Minh Sơn.

 

Ông Bảy Sơn nhớ lại: “Đánh Tòa đại sứ Mỹ thì mọi công tác chuẩn bị bắt đầu hoàn toàn từ con số không và bài toán đặt ra là phải có đủ lực lượng, người chỉ huy, vũ khí, phương án tác chiến. Với quyết tâm cao, tinh thần khẩn trương, lực lượng biệt động Sài Gòn đã chọn chiến sĩ biệt động Ngô Thanh Vân (bí danh Ba Đen) là người chỉ huy cho trận đánh Tòa đại sứ Mỹ”.

Ông Bảy Sơn cũng giải tán cơ quan tham mưu Phân khu 6 để có lực lượng cho ông Bảy Đen chỉ huy. Do những chiến sĩ của ông Bảy Sơn chưa trải qua chiến đấu nên được tập bắn các loại súng một cách khẩn trương, nghiêm túc. Các cơ sở của ta trong nội thành thì lo chuẩn bị vũ khí, nơi ăn ở, trú ẩn cho lực lượng của trận đánh này. Đến ngày 28 Tết, công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn thành, sẵn sàng để đánh vào mục tiêu quan trọng là Đại sứ quán Mỹ.

Trước giờ nổ súng, Đại tá Trần Minh Sơn vào nội thành Sài Gòn trinh sát, kiểm tra lại các mục tiêu lần cuối và cùng ăn Tết, tâm sự với các anh em. Ông kể, ông hỏi các anh em có tự tin và quyết tâm với đánh trận này không? Và câu trả ông nhận được là lời hô đồng loạt: “Quyết tâm đánh”. Thậm chí, có một chiến sĩ trẻ tên Vinh dõng dạc hứa: “Chú Bảy đừng lo, chúng tôi sẵn sàng hy sinh!”. Gần 2 giờ sáng ngày 31-1-1968 (tức mồng Hai Tết Mậu Thân), các đội biệt động đồng loạt tiến công. Nội thành Sài Gòn rung chuyển dữ dội bởi tiếng súng, tiếng bộc phá vang rền… Lực lượng biệt động của lần lượt chiếm được các mục tiêu như kế hoạch. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt giữa lực lượng biệt động với địch đông gấp nhiều lần ở tất cả các mục tiêu.

Bia tưởng niệm các chiến sĩ biệt động đánh vào Tòa đại sứ Mỹ trong Xuân Mậu Thân 1968. Bia tưởng niệm các chiến sĩ biệt động đánh vào Tòa đại sứ Mỹ trong Xuân Mậu Thân 1968.

 

Riêng đội biệt động số 11 đánh vào Tòa đại sứ Mỹ do đồng chí Ba Đen chỉ huy cũng nhanh chóng áp sát và chiếm giữ Đại sứ quán Mỹ. Cuộc tấn công vào Tòa Đại sứ Mỹ kéo dài đến sáng mồng Hai Tết Mậu Thân thì hầu hết anh em đã hy sinh, chỉ còn Ba Đen bị thương nặng và bị địch bắt. Dù 50 năm đã trôi qua nhưng mỗi khi nhắc đến những người anh em từng vào sinh ra tử với mình, ông Bảy Sơn vẫn không ngừng rơi nước mắt. Ông Sơn bùi ngùi nhớ lại: “Các anh em chiến đấu cảm tử, đã tiến công chiếm được mục tiêu, giữ vững trận địa tới giây phút cuối cùng. Lúc đầu, nhiệm vụ của mỗi đội là đánh chiếm và cố giữ mục tiêu trong khoảng hai giờ đồng hồ, sau đó sẽ có lực lượng đến tiếp nhận. Tuy nhiên, do địch phản công rất quyết liệt, anh em người thì hy sinh, người thì bị thương, bị bắt… Anh em biệt động chúng tôi chỉ lấy cái tên bí danh như thằng Tư, thằng Năm, thằng Bảy, thằng Tám... để gọi nhau chứ không ai biết tên thật, sinh ra ở đâu, cha mẹ là ai. Nhiều người hy sinh nhưng giờ vẫn chưa tìm được tung tích”.

Sau sự kiện này, nén đau thương, ông đã tích cực tìm kiếm đồng đội từ nhiều phía nhưng chưa thể tìm thấy hết. Ông hoạt động ở nội thành nhiều, hiểu rõ được lòng dân. Mối quan hệ giữa bộ đội với dân, với biệt động khó mà nói hết thành lời. Thế trận lòng dân vững mạnh trong nội đô thể hiện bằng các hầm trú ẩn, hầm vũ khí bí mật, là các cơ sở nuôi giấu cách mạng, là các lõm chính trị hình thành ngay trong lòng địch.

Đại tá Trần Minh Sơn tâm sự: “Là người chỉ huy, tôi còn món nợ xương máu của anh em. Nợ tiền, nợ bạc thì còn có thể trả được chứ món nợ này theo tôi đến suốt đời!”. Với ông, tình đồng đội, tình quân dân mãi mãi thiêng liêng.

TH

Tin cùng chuyên mục
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.