Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS: Cần một giải phá toàn diện và lâu dài

PV - 08:57, 28/08/2018

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng nhân lực vùng DTTS và miền núi là đòi hỏi cấp thiết. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trước mắt mà cần những giải pháp toàn diện và lâu dài.

Theo ông Điểu Mưu, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương II (Ủy ban Dân tộc), nguồn nhân lực là tổng hòa các tiêu chí, gồm: thể lực, trí lực và tâm lực (những phẩm chất tinh thần như tính năng động và thích ứng với môi trường mới, ý thức phấn đấu cầu thị,…). Do vậy, để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia, địa phương hay một khu vực đều phải nhìn nhận ở cả ba khía cạnh này.

Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật ở vùng DTTS và miền núi rất thấp. (Ảnh minh họa) Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật ở vùng DTTS và miền núi rất thấp.
(Ảnh minh họa)

Vậy chất lượng nguồn nhân lực ở vùng DTTS và miền núi hiện đang ở mức nào? Cách đây 3 năm, cuộc tổng điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã cho thấy một đáp án rất cụ thể. Kết quả cho thấy, nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi dù không yếu về thể lực nhưng hiện có nhiều hạn chế về trí lực và tâm lực.

Theo kết quả điều tra, với điều kiện kinh tế, đời sống và các dịch vụ y tế không ngừng được tăng cường, các chỉ số về thể trạng sức khỏe, chiều cao, cân nặng,… của đồng bào các DTTS đã có chuyển biến rất tích cực. Đặc biệt, tuổi thọ bình quân của các DTTS đã xấp xỉ bằng mức bình quân chung cả nước (tại thời điểm điều tra năm 2015, tuổi thọ bình quân người DTTS đạt 69,88 năm, còn tuổi thọ bình quân cả nước là 73,23 năm).

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi lại thực sự đáng lo ngại ở khía cạnh trí lực. Trong trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã nêu: trong 53 DTTS anh em hiện có 32 dân tộc tỷ lệ tốt nghiệp đại học dưới 1%, còn 3 dân tộc chưa có người học đại học.

Còn theo điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2015, ở vùng DTTS và miền núi, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật rất thấp (6,11%). Đặc biệt, có 12/53 dân tộc tỷ lệ lao động qua đào tạo ở mức dưới 2%. Thực tế vẫn còn nhiều người DTTS trong độ tuổi đi học không biết đọc, biết viết chữ phổ thông...

Về vấn đề “tâm lực” của nguồn nhân lực DTTS, mặc dù có tố chất cần cù, chịu khó, có sức khỏe,… nhưng đa phần lao động DTTS không năng động và khó thích ứng với môi trường mới. Đơn cử như với lao động xuất khẩu là người DTTS, trong phiên trả lời chất vấn ngày 13/8, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cũng đã thẳng thắn thừa nhận, dù rất quan tâm thực hiện xuất khẩu lao động cho khu vực khó khăn, nhưng với lao động là người DTTS thì sẽ vất vả hơn nhiều. Do lao động khu vực này rụt rè, ngại giao tiếp nên thường phải bố trí 2-3 lao động thân quen (cùng quê, cùng dân tộc,…) vào một chỗ làm việc để các em chăm sóc, hỗ trợ lần nhau.

Còn theo ông Điểu Mưu, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương II (Ủy ban Dân tộc), một hạn chế về tâm lực của lao động DTTS hiện nay là tâm lý luôn bằng lòng với những gì có sẵn, đã có, thiếu ý thức phấn đấu để tự lực vươn lên thoát nghèo; thụ động trong học tập, lao động, tìm kiếm việc làm… Đây là thực tế khiến nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi chưa hiệu quả, do đối tượng thụ hưởng thiếu ý chí vươn lên.

Có thể thấy, muốn thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS, các địa phương cần chủ động thông qua các chính sách, chương trình, hành động cụ thể để tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện nguồn nhân lực. Nhưng để phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi thì cần phải giải quyết những tồn tại ở cả ba khía cạnh: thể lực, trí lực và tâm lực. Đây là vấn đề không dễ, khó có thể giải quyết trước mắt là cần những giải pháp toàn diện, lâu dài.

Muốn thực hiện được, trên hết cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực vùng DTTS và miền núi. Đó là chính sách việc làm; chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nhân lực; đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương. Ðối với những tỉnh nghèo, vùng đông đồng bào DTTS, cùng với chính sách chung, cần đặc biệt coi trọng phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo...

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).