Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Phú Thọ: Chú trọng công tác truyền thông để nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG 1719

Minh Thu - 15:25, 05/12/2024

Xác định công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới là một nội dung quan trọng hàng đầu, cốt lõi trong thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Phú Thọ đã chú trọng chỉ đạo các biện pháp, giải pháp ưu tiên và tập trung chủ yếu các nguồn lực cho hoạt động truyền thông.

Bà Phạm Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Phú Thọ trao giải Nhất tại Hội thi Dự án 8 tại huyện Thanh Sơn.
Bà Phạm Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Phú Thọ trao giải Nhất tại Hội thi Dự án 8 tại huyện Thanh Sơn.

Từ năm 2022 đến nay, Hội LHPN tỉnh Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo, tổ chức nhiều hoạt động triển khai thực hiện Dự án 8 tại 5 huyện, 47 xã, 222 thôn; chỉ đạo điểm thành lập Tổ truyền thông cộng đồng (Tổ TTCĐ) mẫu và hướng dẫn phương pháp vận hành 152 Tổ TTCĐ tại 5 huyện thực hiện Dự án. Các Tổ TTCĐ đều được cấp phát tài liệu, loa di động... để thực hiện công tác truyền thông về bình đẳng giới trong cộng đồng.

Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội tiến hành khảo sát, tổng hợp, phân loại: Những vấn đề nào là cấp bách đối với hầu hết phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS và từng địa phương, từ đó thiết kế, xây dựng nội dung truyền thông phù hợp và hiệu quả. Trong hoạt động truyền thông, các cấp Hội LHPN luôn chú trọng lựa chọn phương pháp, cách làm khoa học, nội dung đổi mới, sáng tạo, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp với địa bàn và đối tượng phụ nữ trẻ em; khuyến khích những mô hình phù hợp có thể nhân rộng cho nhiều địa phương.

Bằng sự nỗ lực trong triển khai Dự án 8, Chương trình MTQG 1719, đến nay, nhiều định kiến về giới và hủ tục lạc hậu như: Trẻ em gái phải nghỉ học sớm để lao động và kết hôn sớm; phụ nữ không phải là chủ gia đình; phụ nữ có trách nhiệm làm việc nhà để nam giới lo việc lớn; nuôi dạy con cái là trách nhiệm của phụ nữ, phụ nữ không được quyền chủ động khi kết hôn, không chủ động đi khám thai; sử dụng bà đỡ không có chuyên môn khi sinh con tại nhà... đã được nhận thức lại và có chuyển biến tốt. Một số chỉ tiêu về giảm tỷ lệ kết hôn sớm, giảm tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… đã thể hiện rõ những tác động tích cực của Dự án.

Có thể khẳng định, các hoạt động truyền thông theo Dự án 8, Chương trình MTQG 1719 bước đầu tạo sự thay đổi nhận thức trong cộng đồng về bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực đối với phụ nữ và trẻ em ở vùng đồng bào DTTS. Tính riêng từ năm 2022 đến nay, qua thực hiện Dự án 8, đã có 5 huyện miền núi bổ nhiệm thêm 17 cán bộ nữ chủ chốt cấp huyện, cấp xã.

Tin cùng chuyên mục
Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Đọc nhiều