Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Số hóa tư liệu di sản hát Xoan: Giải pháp bảo tồn phát huy hiệu quả

PV - 11:22, 12/03/2018

Là di sản quý báu của dân tộc, nhưng hát Xoan Phú Thọ vẫn đứng trước nguy cơ mai một và thất truyền bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. M

ột trong những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy, quảng bá các giá trị di sản được tỉnh Phú Thọ lựa chọn là áp dụng công nghệ số, tư liệu hóa, số hóa di sản hát Xoan.

Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: Dự án “Sưu tầm, nghiên cứu, kiểm kê, tư liệu hóa, số hóa các bài bản, tư liệu về hát Xoan” được giao cho Bảo tàng Hùng Vương triển khai từ năm 2014. Hoàn thành sau hơn 3 năm, dự án đã thu thập được nhiều tư liệu quý gồm 5 bài bản hát Xoan chữ Nôm, 30 băng đĩa ghi âm, ghi hình điền dã trong thời gian lập hồ sơ, 200 ảnh tư liệu hát Xoan tại Hà Nội vào những năm 70 của thế kỷ XX. Dự án sẽ góp phần phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản và phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh.

Ngoài việc truyền dạy hát Xoan thì việc số hóa các tư liệu là hướng đi cần thiết để phổ biến đến đông đảo người dân. Ngoài việc truyền dạy hát Xoan thì việc số hóa các tư liệu là hướng đi cần thiết để phổ biến đến đông đảo người dân.

 

Chị Lưu Thị Mai Trang, cán bộ Bảo tàng Hùng Vương chia sẻ: Sau khi tập hợp, các hiện vật và tư liệu được phân loại, xử lý và biên soạn nội dung để nhập vào phần mềm quản lý tra cứu. Nhờ đó người quan tâm hát Xoan ở khắp mọi nơi chỉ cần nhấp chuột là có thể xem tại trang web do bảo tàng Hùng Vương quản lý. Trong đó, hệ thống tư liệu được phân chia, sắp xếp thành các mục cụ thể gồm: địa điểm, không gian văn hóa, nghệ thuật trình diễn, bảo tồn và phát huy, nghệ nhân, người truyền dạy, lịch sử và phong tục, bài bản hát Xoan, ảnh tư liệu, video.

Cùng với bảo tàng Hùng Vương, Thư viện tỉnh Phú Thọ cũng đang triển khai việc số hóa các tài liệu về hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Anh Hà Quang Dầu, Phó phòng Thông tin thư mục Thư viện tỉnh Phú Thọ cho biết: Hiện tại, thư viện đang sử dụng phần mềm ABBYY nhận dạng tiếng Việt theo dự án của Quỹ BillGate để số hóa các tư liệu về hát Xoan có tại Thư viện tỉnh, nên thay vì phải tìm từng đầu mục sách thì các nhà nghiên cứu, các độc giả có thể tra cứu và tìm đọc tài liệu một cách dễ dàng hơn thông qua internet.

Bạn Hải Yến, sinh viên ngành quản lý văn hóa của Đại học Nội vụ Hà Nội tâm sự: Em đang cần tìm thông tin cho bài tiểu luận liên quan đến di sản hát Xoan; nhờ truy cập được các thông tin thông qua các trang Web của tỉnh rất dễ dàng, thuận tiện nên em có thể hoàn thành tiểu luận sớm và có chất lượng hơn.

Việc số hóa tư liệu di sản hát Xoan trong thời đại kỹ thuật số được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để lưu giữ, bảo tồn bền vững nhất và là nhiệm vụ quan trọng đối với cơ quan quản lý văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn tài liệu liên quan đến di sản văn hóa hát Xoan tản mát, phân tán ở các kho lưu trữ, thư viện, tủ sách tư nhân trong và ngoài nước, do vậy việc sưu tầm, hệ thống hóa đầy đủ các nguồn tài liệu rất khó khăn và tốn kém.

PGS. TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia cho hay: Đặc thù của di sản này là sẽ liên tục bổ sung, nên nếu có dữ liệu, thì sau này sẽ có cơ sở để điều chỉnh lại những sự lệch lạc, biến đổi. Việc số hóa các tư liệu là hướng đi cần thiết, phải thực hiện nếu không muốn bị thế giới bỏ xa.

Gần 6 năm nỗ lực đưa hát Xoan ra khỏi tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp, công việc bảo tồn hát Xoan đã được Phú thọ thực hiện một cách có chiến lược, tầm nhìn và sáng tạo. Trong đó, việc bảo tồn di sản hát Xoan bằng số hóa cần đẩy mạnh hơn nữa, để những tư liệu này được khai thác và quảng bá rộng rãi hơn với cộng đồng; bởi người dân có quyền được hưởng thụ những di sản vốn dĩ thuộc về họ.

NGỌC TUẤN

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.