Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

“Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua...”

PV - 14:55, 01/02/2018

Bảy mươi năm trước-năm Mậu Tý 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào thi đua ái quốc. Ngày 11/6/1948, Người đã lần đầu tiên ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Người chỉ rõ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.

Để phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng, nền nếp, trở thành cao trào cách mạng của nhân dân, góp phần đắc lực vào thắng lợi của cách mạng nước ta, ngày 01/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 195-SL thành lập Ban Vận động thi đua yêu nước Trung ương và các cấp. Sau bốn năm phát động, phong trào thi đua ái quốc đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp trong phạm vi cả nước. Để tổng kết kinh nghiệm, cổ vũ, tuyên dương và mở rộng phong trào hơn nữa, từ ngày 30/4 đến 6/5/1952, Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu đã được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với đại biểu dự Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I, năm 1952. (Ảnh Tư liệu) Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với đại biểu dự Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I, năm 1952. (Ảnh Tư liệu)

 

Theo “Biên bản Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu, 1952-Tập I”, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tham dự đại hội có tất cả 154 đại biểu; trong đó có 124 đại biểu là chiến sĩ công, nông, binh, cán bộ gương mẫu, chiến sĩ dân công, chiến sĩ diệt dốt và học sinh gương mẫu (đoàn chiến sĩ nông nghiệp có 37 chiến sĩ chính thức, 4 dự thính và 3 cán bộ hướng dẫn; đoàn chiến sĩ quân đội gồm 50 chiến sĩ chính thức, 2 dự thính và 8 cán bộ hướng dẫn; cán bộ gương mẫu 6, chiến sĩ dân công 7, chiến sĩ diệt dốt 5 và học sinh gương mẫu 2”.

Cũng theo “Biên bản Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu, 1952-Tập I, ngày 03/5/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài phát biểu về công tác cán bộ trước Đại hội. Trong bài phát biểu, Người đã dạy: “Cán bộ phải thi đua với quần chúng, xung phong làm gương mẫu cho quần chúng để kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công”. Người cho rằng, một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.

Phong trào thi đua yêu nước đã góp phần làm cho nhiều bản làng của đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc. Phong trào thi đua yêu nước đã góp phần làm cho nhiều bản làng của đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc.

 

Về công tác thi đua, Người chỉ ra: “Trong các việc thi đua ái quốc, cần phải nêu rõ tinh thần cần, kiệm, liêm, chính…”. Thi đua lập thành tích cao nhưng bên cạnh đó vẫn phải thực hành tiết kiệm, không vì thành tích mà sử dụng nhân lực, vật lực một cách lãng phí. Thi đua phải dựa trên sự minh bạch, không chạy theo thành tích mà lấp liếm mặt xấu, khoa trương mặt tốt, báo cáo sai sự thật. Do đó, chỉ có dựa trên “cần, kiệm, liêm, chính” thì phong trào thi đua yêu nước mới có thể tiến hành liên tục và lâu dài.

Bảy mươi năm qua, những huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ Nhất năm 1952 đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập, kế thừa và phát huy, ra sức thi đua yêu nước bằng những việc làm thiết thực. Tính từ đại hội lần thứ nhất năm 1952 đến nay, chúng ta đã tổ chức chín lần Đại hội toàn quốc (vào các năm: 1952, 1958, 1962, 1967, 1986, 2000, 2005, 2010, 2015).

Qua các kỳ đại hội thi đua yêu nước, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, về công tác cán bộ; đồng thời khẳng định những quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong công cuộc đổi mới đất nước.

Trong năm 2017, theo báo cáo của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 2017 được tổ chức ngày 18/1/2018, Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã thẩm định trình Thủ tướng, Chủ tịch nước khen thưởng cho 74.872 trường hợp. Trong đó, khen thưởng đột xuất, chuyên đề cho 8.610 trường hợp, khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5.816 trường hợp, chiếm 7,77%.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhấn mạnh: phong trào thi đua yêu nước trong những năm qua đã được các bộ ngành, địa phương thực hiện bằng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có sức lan tỏa. Đặc biệt, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Lễ tuyên dương hơn 400 điển hình tiêu biểu trong cả nước, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự, động viên, dư luận xã hội đánh giá cao.

Năm 2018, năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016-2021, cũng là năm kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào thi đua yêu nước (11/6/1948-11/6/2018). Chính bởi vậy, công tác thi đua, khen thưởng phải đóng góp vào sự chuyển mình của đất nước, để đưa đất nước tiến lên; Thi đua phải hướng vào người dân, vào cơ sở. Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời, tiếp tục biểu dương, tuyên truyền, tôn vinh tập thể cá nhân tiêu biểu, các mô hình mới, sáng tạo trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội. Tạo ra một phong trào có sức lan tỏa rộng lớn, mang lại hiệu quả thiết thực.

Năm 2018, kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc; nhiều hoạt động sẽ được tổ chức như lễ kỷ niệm cấp Nhà nước, cầu truyền hình tại 3 miền (Bắc-Trung-Nam); gặp mặt, giao lưu giữa một số Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động với thế hệ trẻ, phát động thi viết về gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến toàn quốc; triển lãm ảnh “Bác Hồ với các phong trào thi đua yêu nước”, biểu dương các xã khó khăn vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới…

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích…Xung quanh vấn đề này Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.