Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS trong tiến trình hội nhập: Tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển (Bài 2)

Khánh Thư - 08:32, 20/12/2022

Tập trung giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng giới, nâng cao chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ DTTS chính là những giải pháp trao cơ hội cho phụ nữ DTTS chủ động tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển, vươn lên thoát nghèo. Những năm qua, bằng những hành động cụ thể, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS, góp phần phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nhiều cán bộ nữ, cán bộ DTTS đã được tín nhiệm bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước. (Trong ảnh: Các đại biểu nữ tham dự Đại hội lần thứ XIII của Đảng)
Nhiều cán bộ nữ, cán bộ DTTS đã được tín nhiệm bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước. (Trong ảnh: Các đại biểu nữ tham dự Đại hội lần thứ XIII của Đảng)

Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản

Từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, hiện mạng lưới y tế cơ sở ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là ở các xã khu vực III, đã được xây dựng và phát triển. Tiêu chí quốc gia về y tế xã và tỷ lệ bao phủ BHYT được đưa vào là Tiêu chí thứ 15 trong bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Theo Báo cáo số 855/BC-UBDT, ngày 3/6/2022 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định 05/NĐ-CP của Ủy ban Dân tộc, hiện cả nước có 11.162 trạm y tế. Tỷ lệ trạm y tế xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2016 đạt 65%, năm 2017 đạt 70% và năm 2020 đạt 94,4%. Trong đó, có hơn hơn 95% số xã có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh.

Giai đoạn 2011 – 2020, Việt Nam cũng đã huy động được nguồn lực tài trợ để đầu tư, nâng cấp trạm y tế cho các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó có 89 trạm y tế từ Dự án hỗ trợ ngành y tế của Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1; 216 trạm y tế từ Dự án hỗ trợ ngành y tế của EU giai đoạn 2; 58 trạm y tế từ Dự án Chăm sóc sức khỏe Nhân dân các tỉnh Tây nguyên, giai đoạn 2 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…

Trong lĩnh vực chính trị đã tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị của cán bộ nữ toàn quốc. Số lượng cán bộ nữ, cán bộ DTTS là Ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội liên tục tăng qua các khóa gần đây. Nhiều cán bộ nữ, cán bộ DTTS đã được tín nhiệm bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.

“Các hoạt động chăm sóc sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, ưu tiên đồng bào DTTS nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành, sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức quốc tế. Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản từ Trung ương đến địa phương, trong thời gian qua, các can thiệp về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/sức khoẻ sinh sản cho người DTTS được mở rộng và nâng cao về chất lượng đặc biệt là các vùng Trung du và miền núi phía Bắc cũng như Tây Nguyên”, Báo cáo số 855/BC-UBDT đánh giá.

Cơ sở y tế được hoàn thiện, cùng với nỗ lực tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền địa phương, phụ nữ DTTS đã từng bước tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Theo kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 DTTS năm 2019 của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 10 đến 49 tuổi mang thai có đến cơ sở y tế khám thai năm 2019 là 88%, tăng 17,1% so với năm 2015; tỷ lệ phụ nữ DTTS sinh con tại cơ sở y tế đạt 86,4%, tăng tới 22,8% so với năm 2015.

Để hỗ trợ phụ nữ DTTS tiếp cận dịch vụ y tế, Chính phủ đã ban hành và triển khai chính sách phát triển đội ngũ cô đỡ thôn, bản (CĐTB). Theo Báo cáo số 855/BC-UBDT, ngày 3/6/2022 của Ủy ban Dân tộc, tính đến hết năm 2020, cả nước đã có 2.632 CĐTB người DTTS được đào tạo, đang hoạt động ở những vùng đặc biệt khó khăn. Đội ngũ CĐTB đã góp phần đáng kể vào việc giảm tử vong mẹ và trẻ em ở những địa bàn này, thu hẹp dần sự chênh lệch vùng miền và nhóm dân tộc về tử vong mẹ và sơ sinh.

Thúc đẩy bình đẳng giới

Đánh giá tổng thể số liệu được phân tích qua điều tra kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019 của Tổng cục Thống kê có thể thấy những thành tựu trong nỗ lực thúc đẩy bình dẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi của Việt Nam. Vai trò, vị thế của phụ nữ DTTS đã từng bước được khẳng định trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS trong tiến trình hội nhập: Tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển (Bài 2) 1
Cả nước hiện có 2.632 cô đỡ thôn, bản người DTTS được đào tạo, đang hoạt động ở những vùng đặc biệt khó khăn, góp phần đáng kể vào việc giảm tử vong mẹ và trẻ em ở những địa bàn này, thu hẹp dần sự chênh lệch vùng miền và nhóm dân tộc về tử vong mẹ và trẻ sơ sinh

Cụ thể, kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân một nhân khẩu/tháng của người DTTS năm 2018 đã tăng mạnh 1,8 lần so với năm 2014 và thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình DTTS có chủ hộ là nữ luôn cao hơn so với chủ hộ là nam. Tỷ lệ đi học đúng tuổi của trẻ em DTTS tăng 15,2% trong giai đoạn 2015 và 2019; tỷ lệ người DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5% trong đó không có sự khác biệt giữa nam và nữ…

Đặc biệt, các hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ DTTS đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động được triển khai thực hiện thông qua nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi (Các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng Nông thôn mới; Chương trình 135; Chương trình 30a…). Trong giai đoạn này, vai trò và tiếng nói của phụ nữ tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các công trình đã được chú trọng, được bộ ngành lồng ghép vào các văn bản hướng dẫn thực hiện như quy định tỷ lệ nữ trong ban chỉ đạo, ban giám sát...

Cùng với đó, các hoạt động truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình, các vấn đề về giới, bình đẳng giới, bất bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được triển khai với nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú thu hút sự quan tâm của nam và nữ giới trong việc thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. 

Nhiều hoạt động truyền thông, vận động được các bộ, ngành và địa phương linh hoạt, chủ động thực hiện bằng nhiều hình thức sáng tạo, tranh thủ lồng ghép vào các chương trình, dự án chính sách khác đang triển khai tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó nâng cao hiệu quả, góp phần hoàn thành các mục tiêu về bình đẳng giới, giúp phụ nữ DTTS tiếp cận các cơ hội để phát triển.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS trong tiến trình hội nhập: Tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển (Bài 2) 2
Phụ nữ DTTS ngày càng được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. (Ảnh minh họa)

Trước thềm Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII nhiệm kỳ 2022 – 2027, diễn ra từ ngày 9 – 11/3/2022, trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam, Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women), bà Elisa Fernandez, đã hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền cho phụ nữ. 

Theo bà Elisa Fernandez, Việt Nam đã xây dựng khung pháp lý vững chắc về bình đẳng giới thông qua Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, cũng như ban hành Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030. Thành tựu của Việt Nam còn được thể hiện qua những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Chính phủ nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực.

Một trong những thành tựu của Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ quyền của phụ nữ nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng là tăng cường phòng chống mua bán người. Thực tế các hoạt động mua bán người trên thế giới và trong khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp với tính chất, phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, tác động tiêu cực đến an ninh - trật tự xã hội. Bằng những giải pháp thiết thực và hiệu quả, Việt Nam đang từng bước thể hiện vai trò là thành viên trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại vấn nạn này.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục
Tham vấn tác động của Dự án kênh đào Phù Nam - Techo đến Đồng bằng sông Cửu Long

Tham vấn tác động của Dự án kênh đào Phù Nam - Techo đến Đồng bằng sông Cửu Long

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, việc triển khai Dự án kênh đào Phù Nam - Techo của Campuchia sẽ tác động đến môi trường và hệ thống nước sông Mê Kông, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Vì vậy, việc tham vấn, đánh giá độc lập về dự án được quan đặc tâm đặc biệt, từ đó chuyển tải các ý kiến đến Ủy hội sông Mê Kông quốc tế và phía Campuchia.