Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi trồng thủy sản: Đem lại hiệu quả kinh tế cao

Hoàng Anh - 10:16, 17/07/2020

Biofloc được coi là một trong những công nghệ sinh học mới mang tính đột phá trong nuôi thủy sản, giúp nuôi siêu thâm canh, giảm chi phí đầu tư và có thể tái sử dụng chất thải, góp phần bảo vệ môi trường. Công nghệ này đã được áp dụng thành công tại một số địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc thông qua Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ Biofloc của Israel trong nuôi siêu thâm canh cá rô phi, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao ở Vĩnh Phúc”.

Mô hình nuôi cá rô phi bằng công nghệ Biofloc tại Vĩnh Phúc
Mô hình nuôi cá rô phi bằng công nghệ Biofloc tại Vĩnh Phúc

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản

Năm 2016, Vĩnh Phúc đã triển khai nuôi 130ha cá rô phi đơn tính và chép lai 3 màu tại 8 huyện, thành, thị cho 116 hộ gia đình. Qua theo dõi, đánh giá kết quả cho thấy: Sau 6 tháng cá sinh trưởng, phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 700 - 900gr/con, năng suất đạt trên 13 tấn/ha, lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha. 

Theo ông Hoàng Hồng Hải, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Hải (Công ty Hoàng Hải) - Vĩnh Phúc, sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và được tập huấn công nghệ nuôi cá bằng công nghệ Biofloc tại Thái Nguyên, năm 2018, Công ty đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt triển khai Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ Biofloc của Israel trong nuôi siêu thâm canh cá rô phi, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao ở Vĩnh Phúc”. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật và Thủy sản cũng đã phối hợp chuyển giao công nghệ cho Công ty Hoàng Hải áp dụng trong quá trình triển khai Dự án từ tháng 11/2018 - 10/2020.

Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Duy, Công ty Hoàng Hải cho biết, ứng dụng thành công công nghệ Biofloc của Israel trong nuôi siêu thâm canh cá rô phi ở Vĩnh Phúc cho thấy, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm khoảng 25%, lượng nước sử dụng giảm từ 90% so với công nghệ nuôi thông thường. 

Triển vọng phát triển 

Ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi trồng thủy sản được coi là một hướng đi mới của công nghệ sinh học, dựa trên nguyên lý bổ sung nguồn Cacbon theo một tỷ lệ phù hợp với lượng Nitơ sẵn có trong nước ao để làm thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng có trong ao, tạo điều kiện cho nhóm này phát triển chiếm ưu thế. Vi sinh vật dị dưỡng sẽ chuyển hóa các hợp chất chứa Nitơ trong nước ao thành Protein trong sinh khối, nhờ đó tái sử dụng được nguồn Nitơ từ chất thải hòa tan trong nước ao và chuyển hóa thành sinh khối thức ăn tự nhiên cho cá nuôi, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi cá.

Áp dụng công nghệ này, có thể nuôi 35 con/m2. Cá phát triển đồng đều, sau 6 tháng có thể đạt trọng lượng 1 - 1,4kg/con. Trên diện tích 1ha cho năng suất 100 - 120 tấn/ha. Hiện sản phẩm có đầu ra khá ổn định, giá dao động 35.000 - 40.000 đồng/kg.

Ông Hồ Hoàng Hải Giám đốc Công ty Hoàng Hải cho biết, sau gần 2 năm triển khai, Dự án bước đầu đã cho thấy hiệu quả. Năm đầu tiên trừ chi phí đầu tư, Công ty thu lãi gần 1,8 tỷ đồng, năm 2020 này dự kiến có thể cao hơn. 

“Thời gian tới, Công ty sẽ liên kết với các doanh nghiệp, trang trại, gia trại nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh hình thành vùng nguyên liệu. Trong đó, Công ty sẽ hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, cung cấp con giống và thu mua sản phẩm phục vụ xuất khẩu và nhân rộng mô hình đến với bà con có nhu cầu tham gia nuôi cá rô phi bằng công nghệ Biofloc”, ông Hải cho biết thêm.

Ông Bùi Đức Thọ, Trưởng phòng Quản lý Khoa học (Sở KH&CN Vĩnh Phúc) nhận định, việc triển khai thành công Dự án là cơ hội tốt mở ra triển vọng phát triển nghề nuôi, chế biến cá rô phi xuất khẩu tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.