Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

10 năm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

PV - 14:29, 24/04/2018

Đã 10 năm kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1668/QĐ- TTg (ngày 17/11/2008) lấy ngày 19/4 là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Quyết định này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức bảo tồn các giá trị văn hóa trong đời sống của đồng bào các dân tộc.

Sau 10 năm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam đi vào thực tiễn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Dấu ấn chặng đường 10 năm

Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã được triển khai sâu rộng đến tất cả ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, tạo được hiệu ứng lan tỏa, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, tổ chức chính trị xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt phát triển kinh tế-xã hội ở cơ sở.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam-nơi hội tụ tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam-nơi hội tụ tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

 

10 năm qua, cứ vào ngày 19/4 hằng năm, tại “Ngôi nhà chung” của Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam được tổ chức theo các chuyên đề, chủ đề thiết thực, có sự kết nối nhất định với các địa phương để tạo thành chuỗi các hoạt động với hơn 31 nhóm hoạt động rất phong phú, đặc sắc, với sự tham gia của hơn 4.800 đồng bào của 54 dân tộc thuộc 63 tỉnh/thành, trong đó có 22 lễ hội, các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, trưng bày, triển lãm, hoạt động dân ca, dân vũ, thể thao dân tộc, giao lưu, trình diễn với nhiều chủ đề ấn tượng, thiết thực... Qua đó, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong 10 năm thực hiện quyết định về Ngày Văn hóa các dân tộc đã có hàng trăm lễ hội được phục dựng trước nguy cơ mai một như lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày xã Mường Chiềng (Hòa Bình), hay tại tỉnh Kom Tum đã phục dựng 23 lễ hội truyền thống tiêu biểu, như lễ hội mừng lúa mới, lễ ăn trâu mừng nhà rông mới, lễ lập làng, lễ cưới... của các dân tộc Ba Na, Xơ-đăng, Giẻ Triêng...

baodantoc_ngay_hoi_vhoa

 

Đặc biệt, nét đẹp văn hóa truyền thống của một số dân tộc rất ít người như lễ cưới của người Brâu (huyện Ngọc Hồi), lễ mừng lúa mới và lễ bỏ mả của người Rơ Măm (huyện Sa Thầy) đã được chọn lựa, in thành sách để giới thiệu rộng rãi. Trên cơ sở phục dựng, nhiều lễ hội dân gian trước đây ít nhiều bị lãng quên đã được các địa phương duy trì tổ chức, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và làm phong phú hơn đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS địa phương.

Trên cả nước đã thành lập được hơn 500 câu lạc bộ và hàng nghìn đội văn nghệ quần chúng nhằm duy trì phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phục vụ đời sống sinh hoạt của đồng bào (điển hình là các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Sóc Trăng, Tuyên Quang…).

Ngoài những chương trình biểu diễn dân ca dân vũ, phục dựng lễ hội không thể bỏ qua đội ngũ những nghệ nhân dân gian. Họ là linh hồn, là kho tàng lưu giữ và truyền dạy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ quyết định thành lập Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, những nghệ nhân được quan tâm, hỗ trợ hơn so với trước đây. Ngoài việc nhận được bằng khen, tuyên dương, hằng năm nghệ nhân tại các thôn bản được đi giao lưu biểu diễn giới thiệu về văn hóa dân tộc tại các ngày hội văn hóa từ địa phương đến TW...

Tự hào và phấn khởi

Nghệ nhân Lý Thị Chướng, dân tộc Mảng xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) cho biết “nhờ những chính sách quan tâm của Nhà nước cho công tác bảo tồn văn hóa dân tộc, tôi đã được mời đi giao lưu biểu diễn dân ca của dân tộc Mảng ở huyện, ở tỉnh. Đặc biệt vào dịp mùng 2/9/2017, tôi đã có dịp về Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam để biểu diễn cho du khách xem. Thực sự nếu không có sự ưu ái này có lẽ tôi cũng như đồng bào dân tộc Mảng không biết bao giờ mới có dịp giới thiệu về văn hóa của dân tộc mình”.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc.

 

Ông Trần Quốc Oanh Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh Bắc Kạn, cho rằng: Cái được nhiều nhất từ Quyết định 1668/QĐ- TTg là giúp nhận thức của đồng bào được nâng lên rất nhiều. Trước đây bà con chưa biết đến Ngày Văn hoá các dân tộc nhưng giờ hỏi thì nhiều bà con biết và tự hào vì có một ngày chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đáng ghi nhận, trong chặng đường 10 năm thực hiện Quyết định 1668/QĐ- TTg cũng vẫn còn một số những hạn chế. Ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đăk Lăk cho rằng: Những năm gần đây việc tổ chức các lễ hội thiên về “sân khấu hóa”, thay đổi nhiều so với nguyên gốc, thiếu chiều sâu, chưa kể hiện nay, ở một số nơi, đặc biệt như ở các tỉnh Tây Nguyên, yếu tố văn hóa ngoại lai có tác động lớn đến đời sống sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào.

Do đó, việc bảo tồn văn hóa bản địa của từng vùng miền nói chung, Tây Nguyên nói riêng nên hướng tới mục đích phát triển bền vững, phải có chọn lọc văn hóa, có trọng tâm… ông Duẩn chia sẻ.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy khẳng định, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong tình hình mới. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì việc tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam còn khó khăn nhất định, cần sớm được khắc phục.

Để việc thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam trong những năm tiếp theo, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đề nghị các bộ, ban, ngành, các địa phương cần tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền để Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam đi vào đời sống của cộng đồng các dân tộc; Nâng cao sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, các địa phương; Rà soát lại các cơ chế chính sách về hỗ trợ đầu tư bảo tồn phát triển văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số…

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.