Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

700 tác phẩm dự thi sáng tác tranh cổ động và Logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Thuận - 07:52, 02/08/2024

Sau 2 tháng phát động, Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và Logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã thu hút được tài năng, tâm huyết, trí tuệ của nhiều họa sĩ, các tổ chức, đơn vị, các trường Đại học chuyên ngành mỹ thuật, với 700 tác phẩm dự thi.

Tác phẩm tranh cổ động của tác giả Nguyễn Hiền Lương (Hà Nội) tham gia cuộc thi.
Tác phẩm tranh cổ động của tác giả Nguyễn Hiền Lương (Hà Nội) tham gia cuộc thi

Để phục vụ công tác tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và Logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tác phẩm tranh cổ động của tác giả Nguyễn Chí Tình (Vĩnh Phúc).
Tác phẩm tranh cổ động của tác giả Nguyễn Chí Tình (Vĩnh Phúc)

Sau 2 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi đã nhận được 700 tác phẩm tranh cổ động và Logo của hơn 300 họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đến từ 40 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó có họa sĩ cao tuổi như họa sĩ Trần Duy Trúc, 80 tuổi (Hưng Yên). Ngoài ra, còn có sự tham gia của các giảng viên, sinh viên tại các trường Đại học có chuyên ngành mỹ thuật, thiết kế đồ họa như trường Đại học Kiến trúc, Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kinh doanh và Công nghệ, Đại học Đồng Tháp…

(tin pv) 700 tác phẩm dự thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 2

Hội đồng chấm chọn các tác phẩm dự thi về chủ đề “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô” nhận định, các tác phẩm tranh cổ động dự thi đều thể hiện được nội dung tiêu chí của Cuộc thi, về hình thức thể hiện như bố cục, bút pháp, màu sắc đa dạng, phong phú về nội dung. Nhiều tác phẩm dự thi có phong cách mỹ thuật mới, vượt qua lối mòn cũ trong sáng tác tranh cổ động.

Sau 2 vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Hội đồng chấm, xét tặng các giải thưởng đã lựa chọn được những tác phẩm tiêu biểu nhất để trao giải. Theo đó, dự kiến, Ban Tổ chức sẽ trao 1 giải Nhất về thiết kế logo; 3 giải Nhất, 5 giải Nhì, 7 giải Ba, 10 giải Khuyến khích cho các tác giả dự thi sáng tác tranh cổ động. Lễ Tổng kết và trao giải dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 8 tới. Ngoài ra, Hội đồng đã lựa chọn thêm các tác phẩm khác để trưng bày triển lãm tại Hà Nội.

Thông qua cuộc thi, Ban Tổ chức đã tuyển chọn 70 tác phẩm tranh cổ động có chất lượng tốt để phục vụ công tác tuyên truyền và tuyên truyền cổ động trực quan, làm đẹp cảnh quan đô thị tại các vị trí trọng điểm của thành phố, tạo các điểm nhấn thu hút khách tham quan và người dân Thủ đô trong đợt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Về sáng tác Logo sự kiện kỷ niệm, Ban Tổ chức đã tổng hợp, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.