Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Ấm áp “Tết các dân tộc” trong trường nội trú

PV - 14:30, 15/01/2019

“Tết các dân tộc” là hoạt động được Trường Phổ thông Dân tộc trú tỉnh Điện Biên tổ chức thường niên vào mỗi dịp đầu năm mới. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, nấu ăn, cùng quây quần bên mâm cơm đoàn viên… đã giúp các em sống xa nhà được vui đón Tết dân tộc trong không khí ấm áp, tràn đầy yêu thương của tình thầy cô và bè bạn.

Cô Nguyễn Thị Huệ, Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú tỉnh Điện Biên, cho biết: Nhà trường hiện có hơn 500 học sinh của 17 dân tộc trên địa bàn đang theo học, đa số các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Những năm qua, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các em được hưởng các chế độ chính sách đặc thù để hoàn thành những ước mơ được đến trường học tập…, mái trường này đã trở thành ngôi nhà thứ hai của các em.

Trong không khí vui tươi phấn khởi, tình thầy, trò gắn kết qua các hoạt động văn hóa, thể thao. Trong không khí vui tươi phấn khởi, tình thầy, trò gắn kết qua các hoạt động văn hóa, thể thao.

Do điều kiện giao thông đi lại khó khăn và phải hoàn thành kế hoạch học tập nên em rất ít có cơ hội về nhà đúng dịp Tết cổ truyền dân tộc. Vì vậy, vào thời điểm đầu năm mới, Nhà trường đã chủ động cân đối kinh phí tổ chức ngày “Tết đoàn kết các dân tộc” cho các em, tạo không khí ấm áp và đủ đầy.

Thông qua việc tổ chức các hoạt động thi văn hóa-văn nghệ-thể thao đã góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, đồng thời củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn. Đặc biệt, tổ chức ngày Tết là cơ hội để các em học sinh và giáo viên nhà trường cùng trải nghiệm các hoạt động thực tế, gắn kết tình thầy, trò và là dịp để thầy cô gần gũi, quan tâm và chăm lo hơn đến đời sống tinh thần, nắm bắt tâm tư tình cảm của mỗi em.

Thầy và trò tham gia phần thi nấu ăn và chế biến món ăn dân tộc. Thầy và trò tham gia phần thi nấu ăn và chế biến món ăn dân tộc.

Mỗi năm chương trình “Vui Tết các dân tộc” được nhà trường linh hoạt trong tổ chức thực hiện. Riêng năm nay, các thầy cô thay đổi kịch bản, tổ chức nhiều trò chơi, hoạt động ngoài trời hơn, với các nội dung hướng đến sự đoàn kết, phát huy tinh thần tập thể, như: thi nấu cơm bằng nồi gang, thi nhảy sạp, thi nấu ăn món dân tộc, đốt lửa trại, thi các trò chơi dân tộc… hay quây quần bên mâm cơm đoàn viên… Tất cả nhằm giúp các em thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc, phô diễn sự khéo léo và những nét văn hóa đặc sắc riêng có của dân tộc mình.

Em Cừ Thị Hạnh, dân tộc Mông, học sinh lớp 12C2, chia sẻ: “Nhà em ở huyện Mường Nhé cách trường hơn 200 cây số, do điều kiện học tập nên em rất ít có cơ hội về nhà đúng dịp Tết cổ truyền dân tộc. Em và các bạn rất vui khi các thầy cô tổ chức cho chúng em đón Tết cổ truyền của dân tộc mình ngay tại trường, với nhiều hoạt động ý nghĩa, đoàn kết. Đây cũng là dịp để các em hiểu thêm về các nét văn hóa của dân tộc khác trên địa bàn, cùng gắn bó với nhau hơn và giúp đỡ nhau trong học tập.”

Chia sẻ với chúng tôi về việc tổ chức Tết dân tộc cho các em học sinh, cô giáo Phạm Thị Nguyệt, giáo viên Chủ nhiệm lớp 10C2 cho hay, cô luôn có những cảm xúc đặc biệt trong những lần tổ chức “Tết các dân tộc” cho các em. Ở trường có rất nhiều em là thuộc dân tộc thiểu số ít người, như Cống, Si La, Khơ Mú, vì tinh thần hiếu học, các em đã vượt hàng trăm cây số ra đây học tập. Do điều kiện khó khăn, mỗi năm các em về nhà được 2 lần. Nên có nhiều những phong tục, lễ hội, Tết dân tộc các em không tham gia được. Do vậy, ngoài việc dạy các em kiến thức, các thầy cô nơi đây còn có vai trò thay cha mẹ các em, giúp đỡ các em hoàn thiện kỹ năng sống, chăm sóc các em, giúp vơi bớt đi nỗi nhớ nhà, nhớ đến những lễ, Tết truyền thống của dân tộc các em.

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.