Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Ấn tượng giao lưu Việt-Nhật lần thứ 4

PV - 14:09, 27/08/2019

Chương trình giao lưu thanh niên Việt-Nhật lần thứ 4, năm 2019 diễn ra tại Bình Phước, từ ngày 22-25/8, đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng các bạn thanh niên, qua đó góp phần tăng thêm tình đoàn kết giữa thế hệ trẻ hai nước. Chương trình có sự tham gia của 10 sinh viên Nhật Bản, 10 sinh viên Việt Nam và 7 tình nguyện viên.

Giáo sư Akimori Seki, tặng quà cho các em học sinh Trường Tểu học Bù Gia Mập. Giáo sư Akimori Seki, tặng quà cho các em học sinh Trường Tểu học Bù Gia Mập.

Bốn ngày trên đất Bình Phước, các bạn trẻ hai nước tham gia nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa, như: hội thi hùng biện tiếng Anh với chủ đề “Khởi nghiệp xanh” tại Trường THPT chuyên Quang Trung (TP. Đồng Xoài); dâng hương và tìm hiểu lịch sử hình thành của Việt Nam tại Đền Hùng (huyện Phú Riềng); thăm quan mô hình thanh niên khởi nghiệp (thị xã Phước Long); tổ chức sân chơi và dạy học cho thanh, thiếu nhi xã biên giới Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập); giao lưu biên cương, thắm tình hữu nghị Việt-Nhật; thăm quan cột mốc biên giới và tìm hiểu tuyến đường biên giới giữa Việt Nam-Campuchia; giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước.

Đặc biệt, các bạn trẻ hai nước đã có chuyến hành quân xuyên rừng và cắm trại tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Tại đây, các bạn trẻ tìm hiểu về phong tục, tập quán, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào X’tiêng.

Nhiều em học sinh xúc động bật khóc khi phải chia tay các bạn sinh viên sau khi kết thúc chương trình giao lưu. Nhiều em học sinh xúc động bật khóc khi phải chia tay các bạn sinh viên sau khi kết thúc chương trình giao lưu.

Bạn Saki Jinbo-sinh viên Trường Đại học Seinan Gakuin chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em được đến Việt Nam và trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của người dân nơi đây. Mỗi quê hương đất nước đều có những nền văn hóa khác nhau. Em rất thích thú về các món ăn truyền thống của bà con nơi đây như: hạt điều nướng, các món râu rừng, canh thụt… đây là những món ăn rất ngon với nhiều mùi vị đặc trưng rất hấp dẫn. Tuy cuộc sống người dân nơi đây còn rất khó khăn nhưng mọi người rất thân thiện, gần gũi, mến khách, các em nhỏ thì rất dễ thương. Đời sống văn hóa tinh thần người dân Bình Phước nói chung và Bù Gia Mập nói riêng rất đa dạng và đặc sắc. Em hy vọng trong thời gian tới mình còn có thể tiếp tục có những trải nghiệm thú vị như thế này”.

Là người đã 4 năm làm trưởng đoàn chương trình giao lưu thanh niên Việt-Nhật tại Bình Phước, Giáo sư Akimori Seki, Trường Đại học Keizai, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục và giao lưu châu Á cho biết: “Việt Nam nói chung và Bình Phước nói riêng có nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi năm, tham gia chương trình giao lưu, sinh viên chúng tôi lại học hỏi, hiểu nhiều hơn và sâu hơn về nền văn hóa và con người của đất nước các bạn. Tôi mong rằng, trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều sinh viên đất nước chúng tôi và đất nước các bạn qua lại giao lưu, tìm hiểu nền văn hóa lẫn nhau, thắt chặt mối quan hệ giao bang giữa hai đất nước”.

VĂN ĐOÀN

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.