Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Ấn tượng tăng trưởng năm 2022 và hiệu quả điều hành của Chính phủ

Hoàng Xuân Lương - 09:08, 21/01/2023

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động dữ dội, đặc biệt là là cuộc xung đột Nga - Ukraina kéo dài, tác động đến toàn bộ nền kinh tế thế giới; diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp, khó lường; Dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 sẽ vào khoảng 4 - 4,5%, lạm phát toàn cầu khoảng 3,3% thì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Việt Nam sẽ là đa mục tiêu, trong đó trọng tâm vẫn là khôi phục kinh tế, hạn chế ảnh hưởng của các cuộc xung đột trên thế giới, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe và sinh mạng người dân; vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

“Cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa nông thôn, đô thị, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…” - Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội khóa XV về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
“Cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa nông thôn, đô thị, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…” - Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội khóa XV về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã nêu chủ đề điều hành của năm 2022 là “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành.

Thứ nhất, Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh việc phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; tiếp tục xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có khả năng chống chịu với tác động tiêu cực từ bên ngoài; nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, biến thách thức thành cơ hội; khắc phục hạn chế, yếu kém của năm 2021, nhất là các tồn tại, hạn chế kéo dài…

Thứ hai, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; kiên định thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

“Trải qua nhiều năm chiến tranh, Việt Nam hiểu sâu sắc ý nghĩa của hòa bình và giá trị của phát triển; quyết tâm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh với khát vọng Việt Nam hùng cường, hướng tới trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045...” - Trích phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.
“Trải qua nhiều năm chiến tranh, Việt Nam hiểu sâu sắc ý nghĩa của hòa bình và giá trị của phát triển; quyết tâm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh với khát vọng Việt Nam hùng cường, hướng tới trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045...” - Trích phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

Thứ ba, bám sát tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển KT-XH trên cả nước, trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, tận dụng các động lực tăng trưởng mới, bền vững.

Thứ tư, tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật... Chú trọng nguồn lực con người, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.

Thứ năm, bảo đảm an sinh xã hội, an dân... Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường... Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Thứ sáu, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục củng cố, tăng cường, giữ vững quốc phòng, an ninh. Chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

“Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục bám sát các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cụ thể hóa để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 với chủ đề: “Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả”; nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và trước Nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, phấn đấu với nỗ lực, quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước tiến lên, giành nhiều thắng lợi mới, năm 2023 nhất định phải đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022…” - Trích phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội khóa XV về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
“Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục bám sát các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cụ thể hóa để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 với chủ đề: “Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả”; nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và trước Nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, phấn đấu với nỗ lực, quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước tiến lên, giành nhiều thắng lợi mới, năm 2023 nhất định phải đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022…” - Trích phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội khóa XV về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Từ 6 quan điểm chỉ đạo điều hành đó, Chính phủ đã tập trung thể chế hóa những chủ trương, định hướng của Đảng; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật, chính sách; nâng cao chất lượng theo dõi thi hành pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực...

Kiên quyết, kiên trì và đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, vững mạnh, toàn diện. Hoàn thành thể chế hóa chủ trương của Đảng về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Chính phủ cũng xác định đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế một cách thực chất và hiệu quả hơn…

Phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh, là trái tim của nền kinh tế, là nhân tố đóng góp quan trọng vào sự phát triển và thịnh vượng”.

Chính phủ cũng xác định nhiệm vụ phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là công trình hạ tầng giao thông quan trọng như Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành…

Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế hành chính Nhà nước dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, phục vụ người dân, doanh nghiệp...

“Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong sự nghiệp cách mạng và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những nguyên tắc “sống còn” đối với nước ta - một quốc gia thống nhất của 54 dân tộc anh em; đồng thời luôn nhất quán việc xây dựng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển...” - Trích phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại buổi gặp mặt đại biểu Quốc hội Khóa XV là người DTTS, nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo và nhà giáo nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022.
“Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong sự nghiệp cách mạng và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những nguyên tắc “sống còn” đối với nước ta - một quốc gia thống nhất của 54 dân tộc anh em; đồng thời luôn nhất quán việc xây dựng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển...” - Trích phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại buổi gặp mặt đại biểu Quốc hội Khóa XV là người DTTS, nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo và nhà giáo nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022.

Chính phủ cũng đặt trọng tâm vào nhiệm vụ củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ...

Quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng tốc trong năm 2022, nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ. GDP được tăng mạnh từ 2,6% (năm 2021) lên 7,5% (năm 2022), còn lạm phát năm 2022 tăng 3,8%.

Như vậy, GDP tăng cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu hơn 7,5 tỷ USD, lạm phát thấp hơn mức CPI bình quân chung... là những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam năm 2022.

 Hội nghị triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Hội nghị triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Trong bối cảnh quá trình phục hồi trong nước mới chỉ bắt đầu, triển vọng về nhu cầu trên toàn cầu đang yếu đi, rủi ro lạm phát gia tăng, các chuyên gia khuyến nghị các cấp có thẩm quyền cần chủ động ứng phó. Trước mắt, liên quan đến chính sách tài khóa, trọng tâm nên nhằm vào tập trung triển khai gói chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời mở rộng mạng lưới an sinh xã hội có mục tiêu, nhằm giúp người nghèo và những người dễ tổn thương chống đỡ tác động của cú sốc giá nhiên liệu cũng như lạm phát gia tăng; theo dõi chặt chẽ và tăng cường công tác báo cáo và dự phòng nợ xấu, đồng thời ban hành cơ chế xử lý tình trạng mất khả năng trả nợ.