Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thể thao - Giải trí

ASEAN bảo vệ và thúc đẩy các môn thể thao và trò chơi truyền thống

PV - 09:00, 18/08/2022

Các nước khu vực cần có các hành động cụ thể để bảo vệ và thúc đẩy Bảo tồn các môn thể thao và trò chơi truyền thống (TSG) nhằm xây dựng tinh thần Cộng đồng và gắn kết các dân tộc Đông Nam Á.

Miếng đánh của 2 vận động viên Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (áo đỏ) và vận động viên Herlina (Indonesia) hạng cân 62 kg môn bật tự do nữ tại SEA Games 31. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Miếng đánh của 2 vận động viên Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (áo đỏ) và vận động viên Herlina (Indonesia) hạng cân 62 kg môn bật tự do nữ tại SEA Games 31. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2022, Campuchia vừa đăng cai 2 hội thảo về Bảo tồn các môn thể thao và trò chơi truyền thống (TSG) và Phát triển các khu thể thao giải trí trong khu vực Đông Nam Á.

Tham dự hội thảo gồm các quan chức cao cấp ASEAN về thể thao (SOMS), chuyên gia từ các cơ quan liên quan của các nước thành viên ASEAN, và đại diện Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA).

Hội thảo thứ nhất bao gồm các buổi giới thiệu về Kun Khmer và L’bokator - hai môn võ cổ truyền của Campuchia, cùng chuyến thăm Sân vận động Quốc gia Morodok Techo - một trong những địa điểm tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 vào năm tới.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia Hang Chuon Naron nhấn mạnh rằng các nước khu vực cần có các hành động cụ thể để bảo vệ và thúc đẩy TSG nhằm xây dựng tinh thần Cộng đồng và gắn kết các dân tộc Đông Nam Á.

Đại diện UNESCO, ông Florent To Lay nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn TSG như một di sản văn hóa phi vật thể trong thế giới hiện đại. Với những giá trị lịch sử, TSG là biểu hiện của nền văn hóa và lối sống bản địa góp phần định hình bản sắc chung.

Về phần mình, Giáo sư Henry C. Daut - Trưởng nhóm Tư vấn TSG thuộc ERIA đang tiến hành nghiên cứu về TSG tại các nước Đông Nam Á, đã kêu gọi ASEAN giải quyết các thách thức trong việc bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể này.

Hội thảo thứ hai thảo luận về vai trò của các khu thể thao và giải trí trong việc thúc đẩy một cộng đồng ASEAN lành mạnh và năng động. Dưới sự điều hành của Ban Thư ký ASEAN, phiên thảo luận này tập trung vào sự phát triển và tương lai của các môn thể thao và khu giải trí trong khu vực.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch ERIA Hidetoshi Nishimura nhấn mạnh rằng lĩnh vực thể thao đóng góp cho nền kinh tế như tạo việc làm thông qua các hoạt động thể thao thương mại và tạo thu nhập thông qua việc góp phần nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của người dân.

Các đại biểu tham dự hai cuộc hội thảo đều kêu gọi các hành động có tổ chức và có hệ thống nhằm tăng cường hợp tác trong việc bảo tồn và phát triển TSG trong bối cảnh số hóa, thiết lập các không gian xanh và khai thác các cơ sở thể thao hiện có tại các nước thành viên ASEAN./.

Tin cùng chuyên mục
Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Chiều ngày 16/11, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long 2024. Hơn 13 nghìn vận động viên (VĐV), trong đó có hơn 1 nghìn 3 trăm VĐV quốc tế đến từ 55 quốc gia đã sẵn sàng tham gia giải chạy vào ngày 03/11/2024. Đây là mùa giải thứ 10 kể từ khi Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long được tổ chức tại Việt Nam.