Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bắc Kạn: “Điều ước” đi qua, hạnh phúc ở lại

PV - 16:52, 06/04/2021

Nhìn những “điều ước” về bữa ăn trưa, hộp sữa, bình nước lọc, chiếc áo ấm, nhà vệ sinh cho các điểm trường vùng cao trở thành hiện thực, các thầy cô ở đây không khỏi mừng vui và tiếp tục thắp những hy vọng.

Bắc Kạn: “Điều ước” đi qua, hạnh phúc ở lại

Cô giáo Triệu Mùi Viển, Trường Mầm non Bộc Bố, Pác Nặm (Bắc Kạn) có hơn 10 năm lăn lộn dạy học qua 6 điểm trường, nên rất thấu hiểu những thiệt thòi của trẻ nhỏ trên những bản cao. Từ mong mỏi về bữa ăn bán trú, điều kiện sinh hoạt và học tập các cháu nơi bản cao, cô Viển trở thành Đại sứ chương trình “Điều ước cho em” tại Bắc Kạn.

Tháng 12/2020, “Điều ước cho em” chính thức về với Bắc Kạn. Chương trình đã tổ chức khởi công xây dựng bếp ăn, sân trường, nhà vệ sinh cho điểm trường Slam Vè (xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm); khởi công xây dựng bếp ăn và nhà vệ sinh cho điểm trường Nặm Lẩu (xã Sĩ Bình, huyện Bạch Thông).

Các điểm trường đặc biệt khó khăn này cũng được tặng nhiều vật dụng mà các em học sinh đang rất cần như áo ấm, giầy, ủng, máy lọc nước… Tổng trị giá hỗ trợ của chương trình lên tới gần 500 triệu.

Có thể thấy, chương trình đã giải quyết những nhu cầu thiết yếu, cải thiện điều kiện để việc dạy và học được thuận lợi hơn, đồng thời cũng góp phần từng bước thay đổi tích cực thói quen sinh hoạt của các cháu.

Học trò tại điểm trường của Nhạn Môn (Pác Nặm, Bắc Kạn) đã được uống sữa.
Học trò tại điểm trường của Nhạn Môn (Pác Nặm, Bắc Kạn) đã được uống sữa.

Tại điểm trường Slam Vè (xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm), trước đây các cháu học sinh bán trú đi học phải gói cơm mang theo ăn trưa, tùy điều kiện gia đình có gì ăn đó. Đến nay, nhờ kinh phí hỗ trợ của chương trình, các cháu lần đầu tiên đã có sữa để uống.

Hi vọng về sự cải thiện dinh dưỡng, nâng cao thể chất đã được thắp lên, cũng đồng nghĩa rằng những hi vọng về sự đổi thay nơi vùng khó này đã bắt đầu rõ ràng hơn.

Đối với điểm trường Nặm Lẩu (xã Sĩ Bình, huyện Bạch Thông), mùa đông này các cháu được đến trường với những đôi giày, ủng cùng áo khoác ấm áp do chương trình tặng. Việc hàng ngày các cháu được uống nước đảm bảo vệ sinh an toàn từ chiếc máy lọc nước sạch là quà tặng của chương trình cũng đem lại yên tâm lớn cho các phụ huynh và các cô giáo.

Các em nhỏ tại điểm trường Nặm Lẩu (Sĩ Bình, Bạch Thông, Bắc Kạn) được sử dụng nước sạch qua máy lọc nước
Các em nhỏ tại điểm trường Nặm Lẩu (Sĩ Bình, Bạch Thông, Bắc Kạn) được sử dụng nước sạch qua máy lọc nước

Cô giáo Triệu Mùi Viển bày tỏ niềm vinh dự và may mắn khi được lựa chọn làm đại sứ của chương trình. Điều khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc nhất, theo cô, là mình được trở thành cầu nối, nói lên những khó khăn cùng những mong mỏi của trẻ nhỏ nơi các điểm trường trên bản cao.

“Các em nhỏ ở đây quá thiệt thòi, việc sinh hoạt và học tập của các em quá khó khăn. Những bữa cơm trưa, những hộp sữa, những chiếc áo ấm, và cả những cốc nước sạch qua máy lọc, nhà vệ sinh đảm bảo,… tất cả đều vô cùng cần thiết. Nếu không có chương trình thì biết bao giờ các em mới được nhận những điều lẽ ra phải có hàng ngày” - cô giáo Triệu Mùi Viển bày tỏ.

Cô cũng cho biết, còn rất nhiều nơi mà việc học của các em thiếu thốn, gian khổ, các em rất cần sự quan tâm hỗ trợ. Điều mong muốn tiếp theo của cô Viển là chương trình “Điều ước cho em” mang ý nghĩa thiết thực này sẽ tiếp tục được duy trì, lan tỏa, đến với nhiều nơi, nhiều trường hơn nữa trong thời gian tới.

Hiện nay, để tiếp tục triển khai chương trình “Điều ước cho em”, Sở GD&ĐT Bắc Kạn đã hướng dẫn các đơn vị, nhà trường trên địa bàn toàn tỉnh rà soát, cập nhật thông tin về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ như: sửa chữa và xây mới nhà vệ sinh; nước sinh hoạt, nước uống, thiết bị lọc nước sạch; nhà bếp, dụng cụ bếp ăn; đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân; bữa ăn trưa… 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.