Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bắc Quang (Hà Giang): Triển khai Đề án sáp nhập trường học

PV - 15:09, 17/12/2018

Thời gian qua, huyện Bắc Quang được biết đến với việc đi đầu ở tỉnh Hà Giang về tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý một số cơ quan, đơn vị cấp huyện. Năm 2018, Bắc Quang tiếp tục mạnh dạn sắp xếp, sáp nhập một số đơn vị trường học trực thuộc UBND huyện.

Bắc Quang Giờ hoạt động nhóm của cô và trò Trường Mầm non Việt Quang 1 (thị trấn Việt Quang).

Ông Dương Tiến Son, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-T.W ngày 25/10/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, huyện Bắc Quang đã xây dựng Đề án sáp nhập một số đơn vị trường học nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyên môn, giảm đầu mối đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất, giảm đội ngũ cán bộ quản lý, tăng số lượng giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục.

Trước khi thực hiện Đề án, toàn huyện Bắc Quang có 82 đơn vị trường học trực thuộc UBND huyện với trên 25 ngàn học sinh, biên chế cán bộ, giáo viên là gần 2.300 người. Chất lượng giáo dục của huyện luôn được đánh giá cao trong tỉnh. Tuy nhiên, có thể thấy một số hạn chế đặt ra là về quy mô trường lớp, toàn huyện có nhiều trường có quy mô nhỏ, lượng học sinh ít, thậm chí có xã có đến 3 trường cùng một cấp học. Từ đó tạo ra những khó khăn trong việc triển khai các hoạt động phong trào tại các nhà trường. Trong khi đó, với số trường nhiều nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất. Từ đó, hầu hết các trường không đủ các phòng chức năng, các phòng làm việc, việc đầu tư đầy đủ sẽ rất lớn; bộ máy quản lý của 82 trường chiếm khá nhiều, đến 9,07% tổng số biên chế toàn ngành.

Thực hiện Đề án sáp nhập, thời gian qua, toàn huyện Bắc Quang có 21 trường học thuộc diện được sáp nhập gồm 5 trường mầm non, 11 trường tiểu học và 5 trường THCS, sáp nhập gọn lại thành 10 đơn vị. Hiện đã có 19 trường học đã được tổ chức sáp nhập ổn định, thực hiện tốt việc dạy và học trong thời gian hơn nửa kỳ học vừa qua.

Cô Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Việt Vinh cho biết, vừa qua, sau khi sáp nhập 2 trường tiểu học trên địa bàn, qua thi tuyển chức danh quản lý, cô được bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng Trường Tiểu học Việt Vinh. Để vượt qua kỳ thi này, không có cách nào khác ngoài việc ứng viên phải thể hiện được năng lực chuyên môn, kiến thức tổng hợp để hoàn thành thuyết phục phần dự thi của mình, gồm trắc nghiệm kiến thức; xây dựng và bảo vệ đề án xây dựng, quản lý, phát triển nhà trường trước Hội đồng Thi tuyển huyện và có sự chứng kiến của nhiều đại biểu.

Qua việc sáp nhập các trường học ở huyện Bắc Quang, có thể thấy cơ bản cán bộ, đảng viên, nhân dân ở những nơi sáp nhập đều đồng tình với chủ trương, cách làm của huyện. Đồng thời, đây là bước đi mạnh dạn, quyết liệt của huyện trong thực hiện chủ trương tinh gọn đầu mối, bộ máy quản lý các cơ quan, đơn vị Nhà nước, trong đó có các trường học.

HUY TOÁN

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.