Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Bài học về sự linh hoạt và đồng thuận

Duy Ly - 12:00, 30/01/2022

Nhìn lại hành trình một năm chiến đấu với “giặc Covid-19”, bên cạnh những tổn thất, mất mát là sự cố gắng, nỗ lực ở mức độ cao nhất của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên cả nước. Trong đó, những chính sách đúng đắn, kịp thời cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, công tác phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực.


Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2021.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2021.

Diễn biến dịch khó lường

Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam vào ngày 23/1/2020. Trong năm này cả nước đã kiểm soát tốt dịch bệnh với tổng số ca tử vong xác nhận cả năm là 35 ca. Tuy nhiên, đến năm 2021, tình hình trở nên trầm trọng hơn với số ca mắc và số ca tử vong tăng “đột biến”.

Còn nhớ, đầu năm 2021, đợt dịch thứ 3 bùng phát tại Hải Dương rồi lan ra 12 tỉnh, thành phố khác trên cả nước; sau hơn hai tháng không ghi nhận ca mắc mới nào trong cộng đồng. Tuy nhiên đợt dịch bùng phát lần thứ tư, ghi nhận đầu tiên tại tỉnh Yên Bái - nơi cách ly tập trung của Đoàn chuyên gia Ấn Độ. Sau một tháng, số ca nhiễm vượt mốc 3.000, dịch “tấn công” lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành, nặng nhất là TP. Hồ Chí Minh và một số tâm dịch khác như Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội.

Trong đợt dịch này, tại phía Bắc các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh… những nơi tập trung các khu công nghiệp trở thành điểm nóng dịch bệnh tại phía Bắc. Tại các tỉnh phía Nam, trọng tâm là TP. Hồ Chí Minh, xuất phát từ ổ dịch liên quan đến nhóm người truyền giáo mà chỉ trong chưa đầy một tuần, chuỗi lây nhiễm này tăng lên 200 ca và đã ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên ngày 2/6. TP. Hồ Chí Minh đã trải qua 4 giai đoạn giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ khác nhau. Đỉnh dịch từ trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 9. Tính đến hết 2021, TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số ca mắc và tử vong cao nhất cả nước...

Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên phát khẩu trang miễn phí và hướng dẫn cách sử dụng cho đồng bào đi nương tại khu vực mốc 36, xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên phát khẩu trang miễn phí và hướng dẫn cách sử dụng cho đồng bào đi nương tại khu vực mốc 36, xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ.

Ứng phó linh hoạt, trên dưới một lòng

Năm 2021 là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn hệ thống chính trị, cũng như tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội của nước ta. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn hoàn thành được những nhiệm vụ “tưởng chừng như không thể” và được thế giới đánh giá cao.

Khi dịch Covid-19 căng thẳng nhất tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, bên cạnh các lực lượng tuyến đầu là các y, bác sĩ, lực lược Công an được điều động thường xuyên và vào tháng 8, lần đầu tiên, lực lượng Quân đội được điều động hỗ trợ các tỉnh, thành chống dịch. Hưởng ứng lời kêu gọi, hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ không ngại hiểm nguy, gác lại nỗi niềm riêng tư để thực hiện “trách nhiệm phụng sự Nhân dân”.

Để bảo vệ người dân cũng như hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu hàng đầu, nhưng không phải quốc gia nào (kể cả những quốc gia lớn, những quốc gia sản xuất vắc xin) cũng đảm bảo được việc bao phủ vắc xin, vì Chính phủ “không quyết liệt” và người dân lại “thờ ơ”.

Tại Việt Nam, với những nỗ lực trong việc tiếp cận nguồn vắc xin của Chính phủ, các quỹ phòng, chống Covid-19 dù mới thành lập, đã nhận được sự đóng góp với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng từ các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, mọi tầng lớp Nhân dân cả ở trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài, kết hợp với việc thực hiện chiến dịch tiêm chủng “thần tốc” và đặc biệt là sự hưởng ứng, tin tưởng của người dân, Việt Nam đã về đích sớm. Dù bắt đầu sau nhưng Việt Nam lại tiêm chủng nhanh hàng đầu thế giới. Tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vắc xin phòng Covid-19 đã đạt 98%, tỷ lệ tiêm đủ hai liều là 85% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Sự biến đổi khôn lường của Covid-19 đã khiến chiến lược chống dịch của các nước trên thế giới phải linh hoạt ứng biến. Tại Việt Nam, để ứng phó với dịch bệnh, đặc biệt là tại các tâm dịch lớn như Bắc Giang, Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh… Quốc hội, Chính phủ đã phải nhiều lần thay đổi quyết sách, chiến lược phòng dịch. Từ một số kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn phòng, chống dịch cũng như ý kiến phân tích của các nhà khoa học, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP, chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch “Zero Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” vào hồi tháng 10 vừa qua.

Tỷ lệ bao phủ vắc xin của Việt Nam ở mức cao trên thế giới.
Tỷ lệ bao phủ vắc xin của Việt Nam ở mức cao trên thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã từng khẳng định: “Trong công tác phòng, chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta vận dụng phương châm và triết lý hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”... Điều bất biến là đặt mục tiêu cao nhất: Bảo vệ tính mạng, sức khỏe của Nhân dân; ứng vạn biến là trong điều kiện diễn biến của dịch bệnh có phương pháp, cách tổ chức phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, hiệu quả…”.

Với sự nỗ lực và tinh thần đoàn kết, Việt Nam đã dần kiểm soát được dịch bệnh. Cùng với đó, chính những quyết sách phù hợp, linh hoạt, kết hợp với những yếu tố đảm bảo (tiêm chủng, 5K…) đã tạo điều kiện để Việt Nam thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị quan trọng, phục hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, sự kiện chính trị quan trọng nhất của đất nước trong năm năm qua; Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 diễn ra thành công tốt đẹp; Nền kinh tế dần phục hồi trong ba tháng cuối năm. Xuất khẩu có sự bứt phá ngoạn mục tăng 19%; các doanh nghiệp đang dần thích ứng với tình hình mới, khắc phục những khó khăn, tận dụng tốt các cơ hội để mở rộng thị trường…

Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.