Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bản sắc dân tộc Cor theo học sinh tới trường

PV - 09:34, 17/09/2019

Từ năm học 2013-2014 đến nay, trang phục truyền thống người Cor đã trở thành đồng phục đến trường cho các em học sinh Trường THPT Tây Trà, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi).

Học sinh Trường THPT Tây Trà trong trang phục truyền thống của đồng bào Cor. Học sinh Trường THPT Tây Trà trong trang phục truyền thống của đồng bào Cor.

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống không chỉ đáp ứng yêu cầu “di sản văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu” mà còn đóng góp cho sự phát triển bền vững văn hóa các DTTS Việt Nam.

Một số nhà nghiên cứu về văn hóa truyền thống các dân tộc vùng cao cho rằng, trang phục đóng một vai trò quan trọng trong các thành tố của văn hóa. Việc học sinh mặc quần xanh, áo trắng đến lớp như lâu nay trường quy định là không sai, nhưng nếu mặc như thế lâu dần sẽ làm mất đi nét đặc trưng của học sinh vùng cao.

Tây Trà là huyện miền núi với 95% dân số là đồng bào Cor. Cùng với quá trình phát triển, thế hệ trẻ ở Tây Trà dần ưa chuộng trang phục hiện đại trong cuộc sống thường ngày, trang phục truyền thống dường như bị lãng quên và chỉ xuất hiện trong các dịp lễ hội.

Xuất phát từ suy nghĩ giáo dục ý thức giữ gìn và khôi phục bản sắc văn hóa của địa phương, 3 năm trước, thầy Nguyễn Công Hòa, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Trà đã khởi xướng đưa trang phục truyền thống người Cor làm đồng phục. Được sự đồng thuận của lãnh đạo địa phương và hưởng ứng của phụ huynh, nhà trường đã tham khảo ý kiến của các già làng am hiểu văn hóa dân tộc để đưa ra mẫu thiết kế bộ đồng phục trang phục truyền thống.

Đã thành hình ảnh quen thuộc, vào các ngày thứ Ba, Năm, Bảy trong tuần, các nữ sinh Trường THPT Tây Trà xúng xính trong trang phục váy xanh, áo trắng; còn các nam sinh khoác một chiếc áo đen sát cánh, dọc theo thân trang phục là những đường viền hoa văn ba màu vàng, xanh, đỏ đẹp mắt bên thân áo và chân áo. Không gian trường học trở nên sinh động hơn với nhiều màu sắc.

“Khi nhà trường phát động mặc đồng phục người Cor, rất nhiều học sinh hưởng ứng, bởi các em nhận thức được đó là bản sắc dân tộc mình. Phong trào này giúp học sinh thêm tự hào về dân tộc mình, đồng thời khiến các em biết được trách nhiệm của mình trong gìn giữ văn hóa địa phương”, thầy Nguyễn Công Hòa chia sẻ.

Những năm qua, khi sắc màu trang phục Cor lấy lại chỗ đứng, theo chân lớp trẻ đến trường, các già làng người Cor đã bớt những mối lo bản sắc văn hóa dân tộc mình dần mai một.

Ồng Hồ Văn Sự, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tây Trà cho biết: Việc mặc đồng phục dân tộc Cor trong các trường học rất phù hợp, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Cor. Đây là một trong những việc làm có ý nghĩa thiết thực trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Huyện cũng có kế hoạch nhân rộng phong trào này trong các trường học trên địa bàn.

HỒNG PHÚC

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.