Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bảo đảm học sinh vùng khó có sách giáo khoa cho năm học mới: Trách nhiệm không chỉ của ngành Giáo dục

Sỹ Hào - 20:37, 27/08/2020

Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở lớp 1 với nhiều bộ sách giáo khoa (SGK); mỗi trường có lựa chọn khác nhau, giá sách cao hơn… Điều này đòi hỏi phải có giải pháp hỗ trợ để học sinh vùng khó khăn có đủ sách đến trường.

Bảo đảm học sinh vùng khó khăn có đầy đủ sách vở đến trường là trách nhiệm không chỉ của riêng ngành Giáo dục.
Bảo đảm học sinh vùng khó khăn có đầy đủ sách vở đến trường là trách nhiệm không chỉ của riêng ngành Giáo dục.

SGK “đội giá”

Để phục vụ năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phê duyệt 5 bộ SGK lớp 1 sử dụng trong các cơ sở giáo dục tiểu học, bao gồm: “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Chân trời sáng tạo”, “Cùng học để phát triển năng lực”, “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” và “Cánh diều”. Theo khảo sát của phóng viên, giá của các bộ sách hầu hết đều cao gấp hơn 3 lần so với bộ SGK của năm học trước.

Cụ thể, trong 5 bộ sách, thì bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có giá thấp nhất (179.000 đồng/bộ); cao nhất là bộ sách “Cánh diều” của Công ty CP Đầu tư thiết bị giáo dục Việt Nam (199.000 đồng/bộ). Trong khi đó, bộ SGK dùng chung cho cả nước năm học 2019 - 2020 chỉ có giá 54.000 đồng.

Giá SGK cao nên các cơ sở giáo dục tiểu học ở những địa bàn khó khăn buộc phải “thắt lưng buộc bụng”, phải lựa chọn bộ sách có giá phù hợp. Nhiều cơ sở giáo dục phải lập tủ sách của trường để phục vụ học sinh, vì điều kiện kinh tế của người dân không đủ để mua sách cho con em mình.

Như Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), năm học này trường có 2 lớp 1 với 17 học sinh. Phần lớn học sinh là con em đồng bào DTTS, hoàn cảnh khó khăn, kinh tế gia đình phụ thuộc vào nương rẫy. Ngoài những học sinh được hưởng tiền hỗ trợ chi phí học tập, thì còn lại đều không đủ điều kiện mua bộ sách riêng.

Theo cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng nhà trường, không thể để các em không có sách khi đến lớp, nhà trường đã huy động nguồn xã hội hóa và đóng góp của giáo viên để mua SGK phục vụ năm học mới. Cân nhắc giá cả, trường chọn bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

Chung tay hỗ trợ học sinh nghèo

Không riêng Trường PTDTBT Tiểu học xã Tu Mơ Rông, mà việc giá SGK mới quá cao đã gây áp lực cho ngành Giáo dục ở các địa bàn khó khăn. Do hầu hết gia đình học sinh ở những địa bàn này kinh tế eo hẹp nên không thể mua đủ sách cho con em mình, ngành Giáo dục các địa phương phải kêu gọi để hỗ trợ học sinh.

Tại Điện Biên, theo ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ĐT, ngành Giáo dục tỉnh đang đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội mua sắm SGK, trang thiết bị học tập hỗ trợ học sinh DTTS, học sinh ở các xã đặc biệt khó khăn. Còn tại Lai Châu, theo Giám đốc Sở GD&ĐT Đinh Trung Tuấn, Sở cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa có bộ SGK mới.

Việc ngành Giáo dục các địa phương nỗ lực huy động nguồn lực xã hội là cần thiết; nhưng để học sinh ở địa bàn khó khăn có sách đến trường thì cần có chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Như Thanh Hóa, mới đây, tỉnh đã cấp hơn 3,8 tỷ đồng trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2020 để hỗ trợ 217 trường tiểu học thuộc vùng khó khăn trên địa bàn mua SGK mới. Còn tại Kon Tum, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành Giáo dục thống kê số lượng học sinh vào lớp 1 thuộc hộ nghèo, cận nghèo để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, bảo đảm học sinh có đầy đủ sách vở đến trường.

Đây là những giải pháp chủ động, thiết thực của các địa phương, nhưng chỉ mang tính tình thế. Về lâu dài, cần thiết nghiên cứu để đưa SGK vào danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, hoặc Nhà nước định giá, chứ không thuộc danh mục kê khai giá như hiện nay, tránh tình trạng “đội giá” SGK theo chủ kiến của các nhà xuất bản.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.