Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Bảo tồn Cây Di sản: Lan tỏa phong trào từ Thủ đô văn hiến

PV - 14:08, 23/05/2018

Để xây dựng một Hà Nội xanh, cùng với chương trình trồng một triệu cây xanh thì việc bảo tồn và phát huy giá trị của các cây, quần thể 200 cây cổ thụ đã được vinh danh Cây Di sản cũng cần được quan tâm đúng mức.

Cách đây hơn 8 năm (tháng 3/2010), Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã chính thức phát động phong trào Bảo vệ Cây Di sản; Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong, tích cực hưởng ứng. Theo thống kê, toàn Thành phố hiện có hơn 2.000 cây cổ thụ; trong đó có 200 cây đã được Hội đồng Cây Di sản trực thuộc VACNE công nhận gắn bia vinh danh Cây Di sản Việt Nam.

Cây Sanh đình làng Cống Vị (Ba Đình, Hà Nội) được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2010. Cây Sanh đình làng Cống Vị (Ba Đình, Hà Nội) được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2010.

 

Trong 200 Cây Di sản của Hà Nội có một số cây có tuổi đời rất cao, từ 900-1000 năm tuổi như: Cây đa làng Vạn Phúc-Hà Đông, cây đa chùa Khai Nguyên, cây Thị-Chương Mỹ, cây trôi tại xã Tuy Lai-Mỹ Đức... Cụm 9 cây muỗm có tuổi đời trên 900 năm tại Đền Voi Phục (Ba Đình, Hà Nội) là cụm Cây Di sản đầu tiện ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Tiếp nối sự kiện tại Đền Voi Phục, các địa phương trên địa bàn Hà Nội đã lựa chọn, đăng ký và tổ chức lễ vinh danh gắn bia Cây Di sản.

Theo GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch VACNE, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước có dự án quy hoạch trồng 1 triệu cây xanh từ nay đến năm 2020 với mục tiêu cây xanh bình quân được nâng lên 10m2/người. Dự án càng được tiếp thêm sức từ phong trào Bảo vệ Cây Di sản. Đây là chủ trương đúng đắn với nguyện vọng của người dân Thủ đô.

Để nhìn lại những thành tựu của phong trào Bảo vệ Cây Di sản trên cả nước nói chung, ở Thủ đô nói riêng, vừa qua (17/5), VACNE và Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Cùng hành động vì Môi trường Thủ đô”. Đây cũng là sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 25 năm Ngày Đa dạng sinh học Quốc tế 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 5/6 “Chống lại ô nhiễm chất thải nhựa”.

Hà Nội hướng tới thành phố xanh Hà Nội hướng tới thành phố xanh

 

Tại Hội thảo, các đại biểu đều thống nhất nhận định, phong trào Bảo vệ Cây Di sản sau hơn 8 năm triển khai đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, trong đó Thủ đô đã và đang là “đầu tàu” của phong trào này. Các đại biểu cũng cho rằng, cùng với chương trình trồng một triệu cây xanh thì việc bảo tồn và phát huy giá trị của các cây, quần thể 200 cây cổ thụ đã được vinh danh Cây Di sản cũng cần được các cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn Hà Nội quan tâm đúng mức.

Đề xuất liên quan đến bảo tồn Cây Di sản tại Hà Nội, Phó Chủ tịch VACNE, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Đặng Huy Huỳnh cho rằng, cần có cơ chế khuyến khích cộng đồng tiếp tục phát hiện các cây cổ thụ đáp ứng tiêu chí để đăng ký vinh danh Cây Di sản Việt Nam. Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Thủ đô, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng VACNE nên tiếp tục phát huy phong trào bảo tồn Cây Di sản tại Hà Nội nhằm phát huy thế mạnh vốn có của Cây Di sản trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa, trong ngành kinh tế, du lịch của Thủ đô.

TÙNG NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...