Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Bảo vệ đàn gia súc trong mùa giá rét

PV - 12:41, 30/01/2018

Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai từ đầu mùa rét đến nay, do có nhiều đợt rét đậm, rét hại xảy ra liên tiếp, đã khiến số gia súc bị chết rét tăng cao. Tính đến hết ngày 19/01, toàn tỉnh đã có 382 con trâu, bò bị chết rét, ước thiệt hại 5 tỷ 716 triệu đồng. Trong đó, huyện Sa Pa vẫn là địa phương thiệt hại lớn nhất với 200 con trâu, bò bị chết rét.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa cho biết: Để tăng cường công tác phòng, chống đói rét cho đàn gia súc, năm nay, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND huyện, kiện toàn lại Ban Chỉ đạo từ cấp huyện cho đến cấp xã. Thành lập 94 tổ công tác phụ trách 94 thôn, bản tại 17 xã; tiến hành rà soát, thống kê, quản lý chắc số lượng tổng đàn gia súc, diện tích trồng cỏ hiện có, số hộ đã thực hiện dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông; số lượng chuồng trại chăn nuôi gia súc, số hộ có kế hoạch di chuyển đàn gia súc đi tránh rét, số lượng gia súc dự kiến di chuyển và nơi gia súc di chuyển đến...

Người dân Sa Pa làm chuồng tạm nuôi nhốt gia súc tại xã Tòng Sành nơi tập kết gia súc tránh rét. Người dân Sa Pa làm chuồng tạm nuôi nhốt gia súc tại xã Tòng Sành nơi tập kết gia súc tránh rét.

 

Công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn gia súc cũng được đẩy mạnh như: sửa chữa, che chắn chuồng trại, hướng dẫn bà con chủ động dự trữ thức ăn và các điều kiện cần thiết để phòng chống đói rét cho đàn gia súc.

Đối với những gia súc đã đến tuổi giết thịt, những gia súc già yếu, không nên nuôi lưu đàn quá lâu nhằm giảm bớt khó khăn cho việc phòng chống đói, rét và hạn chế thiệt hại trong mùa đông. Nhờ tăng cường công tác tuyên truyền vận động, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc phòng, chống đói rét cho đàn gia súc. Từ đó hình thành thói quen dự trữ rơm rạ và trồng cỏ voi cũng như quan tâm đến việc che chắn chuồng trại và nuôi nhốt gia súc trong những ngày giá rét.

Vài năm trước, do chủ quan nên gia đình anh Mã A Phò, ở xã Sa Pả, huyện Sa Pa chết mất 2 con trâu do giá rét, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Rút kinh nghiệm, ngày từ đầu mùa rét năm nay, anh Phò đã đầu tư mua bạt che chắn chuồng trại, ủ rơm làm thức ăn dự trữ cho đàn trâu của gia đình.

Đặc biệt trong những ngày thời tiết rét đậm, rét hại vừa qua anh Phò đã đưa đàn trâu 5 con của gia đình mình xuống xã Tòng Sành, huyện Bát Xát-nơi có nền nhiệt cao-để tránh rét. “Phải xuống đây xa nhà cũng vất vả lắm, phải làm lán trại để ở tạm nhưng bù lại trâu nhà mình không bị chết rét. Chắc là mình cũng phải ở đây 1-2 tháng mới về được”, anh Phò tâm sự.

Trên cánh đồng rộng ở xã Tòng Sành, ngoài gia đình anh Phò còn có gần 50 hộ gia đình khác ở các xã vùng cao của huyện Sa Pa, nơi có nền nhiệt xuống rất thấp cũng di chuyển đàn trâu về tránh rét. Các gia đình có trâu, bò di chuyển đi tránh rét đều được UBND xã xác nhận để thuận tiện trong việc di chuyển trâu, bò đến địa phương khác.

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết: Qua đánh giá, hầu hết số trâu, bò bị chết từ đầu vụ rét đến nay là trâu già và nghé non có sức đề kháng kém trước sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Điều này cho thấy, người dân đã biết cách chăm sóc đàn trâu bò của mình trong thời tiết giá rét.

Theo dự báo trong những ngày tới thời tiết rét đậm, rét hại sẽ tiếp tục bao phủ Lào Cai, nhất là các huyện Sa Pa, Si Ma Cai, Bắc Hà. “Chúng tôi đã chỉ đạo đến các huyện phải làm tốt một số việc, đó là: Thứ nhất, đối với 5 nghìn hộ không có chuồng trại thì phân công cho các đảng viên và hợp tác xã hỗ trợ các hộ này làm chuồng trại bảo đảm kín gió, giữ ấm cho đàn trâu bò. Thứ hai, về thức ăn tận dụng ngày nắng ấm đi chăn thả để giữ lại nguồn thức ăn dự trữ. Bên cạnh đó, bà con nông dân cần bổ sung thức ăn tinh bột để bảo đảm sức đề kháng cho đàn gia súc trước thời tiết giá rét”, ông Nhẫn thông tin.

TRỌNG BẢO

 

Tin cùng chuyên mục
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.