Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Bảo vệ môi trường biển

PV - 18:05, 12/06/2019

Đất nước ta có đường bờ biển chạy dài từ Bắc chí Nam, từ Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái vươn ra biển, nhìn ra biển, với khoảng hơn 3.200km bờ biển. Thế nhưng có một thực trạng đáng buồn là hiện nay biển Việt Nam đang phải đối diện với những nguy hại khôn lường của vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Các tổ chức tích cực dọn rác biển. Các tổ chức tích cực dọn rác biển.

Rác thải công nghiệp, rác thải nhựa, những sự cố ô nhiễm môi trường biển, sự canh tác và khai thác ồ ạt thiếu kiểm soát trong nuôi trồng thủy hải sản… đã liên tiếp diễn ra. Và cũng đã có nhiều giải pháp đưa ra, nhưng đến hôm nay, sự thành công rõ ràng vẫn chưa được như mong đợi.

Điển hình là Vườn quốc gia Cát Bà với 5.400ha mặt nước, được coi là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam với nhiều khu dự trữ tài nguyên sinh thái biển lớn. Nhưng từ một hòn đảo khá đẹp và trong lành, Cát Bà đã dần dần bị biến thành một hòn đảo “tạp” kể từ khi được đưa vào khai thác du lịch và nuôi trồng thủy sản. Những khu du lịch, những khu nuôi cá lồng bè, khu đánh bắt cá... tất cả đều được quy hoạch không thể khác hơn là nằm chình ình trên mặt biển. Theo thống kê, mỗi ngày có hàng nghìn tấn rác được đổ trực tiếp xuống biển và thực tế đã tạo ra những vùng “biển chết” cục bộ.

Sự cố môi trường biển Fomosa ở biển miền Trung cách đây mấy năm cũng là một ví dụ. Ngoài việc gây thiệt hại tại chỗ với những con số thống kê khủng khiếp, thì rõ ràng hệ lụy mà nó để lại đã không thể được xử lý, giải quyết ngày một ngày hai. Rồi thực tế, các khu công nghiệp bám biển cũng là mối đe dọa lớn đối với môi trường vùng bờ khi hàng loạt các nhà máy nhiệt điện, chế biến dầu khí, thép và giấy thi nhau mọc lên khắp dải ven biển từ Bắc tới Nam. Trong khi đó, việc kiểm soát, quản lý nguồn thải từ những khu công nghiệp, nhà máy này vẫn còn nhiều bất cập.

Công bằng mà nói, dù đã có nhiều nỗ lực và đã có những kết quả quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ môi trường biển được ghi nhận thời gian qua, song nhìn lại còn không ít bất cập khi nhiều công cụ quan trọng nhằm bảo vệ môi trường biển còn thiếu và yếu. Ví như việc xây dựng văn bản pháp luật tuy đã có nhiều nỗ lực xong vẫn thiếu hụt những văn bản quan trọng để hướng dẫn triển khai Luật Tài nguyên Môi trường biển và hải đảo như: Nội dung cấp phép nhận nhìn ở biển, quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; hay các kế hoạch hoạt động của địa phương lại “nằm chờ” Chiến lược quy hoạch cấp quốc gia ...

Do đó, thời gian tới từ các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội tới mỗi cá nhân sinh sống ở biển và du lịch biển cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Ngay từ hôm nay, hãy ngừng ngay việc xả rác bừa bãi, khai thác tràn lan, nhặt rác và dọn rác để giữ gìn biển cho hôm nay và mai sau.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục