Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Bảo vệ trẻ em: Hành lang pháp lý phải đủ mạnh

M.Cường - T.Huyền - 10:11, 10/06/2020

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIV diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Chính phủ sẽ nghiêm túc thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Quốc hội về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng với trẻ em DTTS trong chuyến thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (năm 2019).
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng với trẻ em DTTS trong chuyến thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (năm 2019).

Phần nổi của tảng băng chìm

Đến vùng đất Bảo Lạc (Cao Bằng) trong dịp ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, các hoạt động kỷ niệm không tổ chức rầm rộ như mọi năm, nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp, gia đình và xã hội dành cho trẻ em.

Theo báo cáo của UBND huyện Bảo Lạc, trên địa bàn toàn huyện hiện nay có gần 15.000 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 27,24% tổng dân số. Là huyện vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Cao Bằng với phần lớn đồng bào DTTS sinh sống, Bảo Lạc đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương. Với nhiều nguồn lực, thời gian qua, Bảo Lạc đã đầu tư hàng tỷ đồng cho cơ sở vật chất các điểm vui chơi trẻ em. Trong 4 năm qua, đã có 17 cuộc tuyên truyền Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được triển khai tại cấp xã, với trên 1.200 người tham gia… Tại các trường học, đã có nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú được triển khai với các diễn đàn, hoạt động ngoại khóa, lồng ghép kỹ năng sống vào các môn học.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn huyện Bảo Lạc chỉ có 2 trường hợp trẻ em bị xâm hại. Tuy nhiên, ông Nguyễn Ích Chánh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc nhận định: Thực chất, đây chỉ là phần nổi của tảng bằng chìm, bởi lẽ, một phần, do gia đình trẻ bị xâm hại muốn giấu kín những điều có thể sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con cái họ. Phần khác, những đối tượng xâm hại trẻ em thường là những người thân quen, có mối liên hệ nhất định với gia đình bị hại. Tâm lý “xấu chàng hổ ai” khiến những “yêu râu xanh” chưa bị sự trừng trị của pháp luật…

Hành lang pháp lý phải đủ mạnh

Thực tế về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại Bảo Lạc (Cao Bằng) chỉ là một trong những ví dụ, cho thấy còn nhiều vấn đề trăn trở đặt ra, cần có giải pháp hữu hiệu hơn.

Tính đến ngày 30/6/2019, cả nước có gần 25 triệu trẻ em, chiếm 25,75% tổng dân số cả nước. Tuy nhiên qua giám sát của Quốc hội cho thấy, tình hình trẻ em còn những vấn đề đáng quan tâm, như: Có 8,3% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng hiện không đi học (7,7% đã thôi học và 0,6% chưa bao giờ đi học). Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn nhiều: 1.773.112 trẻ, chiếm 7,16% tổng số trẻ em. Từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự và xử lý hành chính 8.442 vụ xâm hại trẻ em với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Ngoài ra, còn có gần 800 nghìn trẻ em lao động không đúng quy định của pháp luật về lao động; gần 157 nghìn trẻ bị bỏ rơi…

Mới đây, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Phó Trưởng Đoàn giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em của Quốc hội Lê Thị Nga chỉ rõ những hạn chế chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, như: Một số chế tài xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa bảo đảm tính răn đe. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng, chống xâm hại trẻ em ở nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng mức…

Các Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải có sự đột phá; các cấp, ngành, gia đình và toàn xã hội cần vào cuộc quyết liệt nhằm tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, cơ chế chặt chẽ mang tính phòng ngừa, răn đe.

Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.