Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Bảo Yên (Lào Cai): Tín dụng chính sách trợ lực cho chương trình MTQG

Phan Anh - Phương Linh - 14:13, 25/11/2020

Bảo Yên là huyện vùng thấp, nằm ở phía Đông của tỉnh Lào Cai, có diện tích tự nhiên 818,34km2, với 17 đơn vị hành chính, 25 dân tộc cùng chung sống. Những năm gần đây, điều kiện sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào DTTS trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đã có những chuyển biến tích cực. Khoảng cách chênh lệch mức sống giữa khu vực thành thị và nông thôn, các vùng, các nhóm dân tộc ngày càng thu hẹp.

Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng làm việc với Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên và xã Phúc Khánh
Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng làm việc với Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên và xã Phúc Khánh

Việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn đã tạo cơ hội để hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Đối với tín dụng chính sách (TDCS), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Bảo Yên thực hiện hiệu quả các chương trình, mục tiêu đề ra. Tổng dư nợ cho vay 12 chương trình tín dụng đạt 457 tỷ đồng, với 9.761 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay.

Theo đánh giá của Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên, các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã giúp người dân thay đổi nhận thức, giúp hộ nghèo tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội, giải quyết kịp thời những vấn đề căn bản thiết yếu của cuộc sống. Từ nguồn vốn ưu đãi, người dân tại các xã trên địa bàn huyện đã sử dụng hiệu quả, đầu tư đúng hướng vào chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, phát triển các ngành nghề thương mại, dịch vụ… 

Đánh giá về hiệu quả của hoạt động TDCS trên địa bàn xã, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Khánh Vũ Thị Tư cho biết: Nguồn vốn TDCS đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã đầu năm 2016 từ 38,71% xuống còn 18,3% cuối năm 2019. Vốn TDCS đã hỗ trợ nhiều mô hình phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, như: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo nuôi trâu sinh sản, phát triển lâm nghiệp, mô hình khoai môn tím, lợn đen địa phương… Các mô hình phát triển đã góp phần đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, bộ mặt nông thôn mới có nhiều khởi sắc.

Đoàn công tác thăm hỏi, động viên gia đình anh Lý Đạt Hưởng ở thôn Trĩ Ngoài, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên ( Lào Cai )
Đoàn công tác thăm hỏi, động viên gia đình anh Lý Đạt Hưởng ở thôn Trĩ Ngoài, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên ( Lào Cai )

Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020 đề nghị các cấp ủy đảng, HĐND, UBND huyện Bảo Yên trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng trong công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể triển khai đồng bộ các chương trình, dự án để Nhân dân được tiếp cận với các chính sách như vay vốn ưu đãi, TDCS của Ngân hàng CSXH, xuất khẩu lao động và dạy nghề, tạo việc làm mới cho lao động, y tế, giáo dục; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo bảo đảm các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đạt hiệu quả cao. 

Đến thăm gia đình anh Hoàng Trung Hạnh ở thôn Trĩ Ngoài, xã Phúc Khánh. Từ nguồn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, đến nay nhà anh đã thoát khỏi cảnh nghèo. Anh Hạnh cho biết, trước đây, do không có vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh tế gia đình rất khó khăn. Năm 2015, anh được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét đề nghị Ngân hàng CSXH cho vay 50 triệu đồng để mua phân bón, cây trẩu, cây quế giống để trồng. Đến nay, gia đình anh đã có 2ha quế, trẩu cho thu nhập mỗi năm từ 150 triệu đồng từ nguồn bán cành, lá, thân vỏ, giúp gia đình anh đã thoát nghèo.

Hay như gia đình anh Lý Đại Hưởng ở thôn Trĩ Ngoài, xã Phúc Khánh, năm 2016, gia đình được vay 50 triệu đồng hộ nghèo để mua trâu sinh sản về nuôi. Đến nay gia đình anh đã có được 4 con trâu có giá trị kinh tế cao và gia đình anh đã thoát nghèo.

Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.