Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp: Chủ động giải quyết các vướng mắc từ cơ sở

Nguyễn Thanh - 12:17, 06/04/2021

Cùng với hoạt động lấy ý kiến của tri nơi cư trú để chọn lựa người đại biểu vào cơ quan dân cử, các địa phương cũng đã và đang tăng cường giám sát, kiểm tra. Bởi qua giám sát, sẽ phát hiện những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn triển khai công tác bầu cử để sớm có giải pháp tháo gỡ. Mục tiêu cao nhất là bảo đảm cho cuộc bầu cử thực sự dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của toàn dân.

Nghệ An triển khai công tác chuẩn bị bầu cử qua hội nghị trực tuyến
Nghệ An triển khai công tác chuẩn bị bầu cử qua hội nghị trực tuyến

Những phát sinh từ cơ sở

Thông tin từ Ủy ban bầu cử các tỉnh cho thấy, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND các cấp đang thực hiện đúng theo các bước, theo các mốc thời gian quy định. Nhân sự được lựa chọn qua các lần hiệp thương đảm bảo đúng số lượng, thành phần, cơ cấu theo quy định của luật Bầu cử.

Thế nhưng, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn từ cơ sở cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm kịp thời. Hiện nay, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp đăng ký tạm trú thấp hơn nhiều con số thực tế. Do đó, dẫn đến khó khăn trong lập danh sách cử tri. Mặt khác, cử tri trong độ tuổi lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài và các tỉnh khác nhưng chưa cắt khẩu, vẫn còn hộ khẩu thường trú số lượng lớn. Điều này dễ dẫn đến có một tỉ lệ “ảo” số lượng danh sách cử tri, nếu không được điều tra kĩ.

Tại các huyện, thị xã ven biển, cử tri là ngư dân thường đi biển dài ngày; các huyện miền núi, đồng bào các dân tộc thường vào rừng, lên rẫy thời gian dài cũng là những vấn đề dự báo có những ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử.

Ông Và Bá Cải, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết: "Chúng tôi đã tuyên truyền về các mốc thời gian bầu cử để người dân biết. Đồng thời, đề nghị người dân sắp xếp thời gian đi bỏ phiếu, không bỏ phiếu hộ". 

Một vấn đề mà các địa phương đặc biệt quan tâm, là nguy cơ dịch bệnh Covid-19 có thể bùng phát trong thời điểm diễn ra bầu cử. Trước tình huống này, các địa phương đã có những phương án, biện pháp để đảm bảo an toàn cho ngày bầu cử, cho cử tri tham gia bỏ phiếu.

Chủ tịch UBND xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) Đoàn Phúc Hạnh trao đổi: Kế hoạch về phương án phòng chống Covid-19 đã được tập huấn cho các thành viên Ủy ban bầu cử và các tổ bầu cử. Nếu dịch Covid-19 bùng phát thì địa phương cũng sẽ chủ động triển khai những phương án. 

Cũng theo ông Hạnh, tình huống giả định mưa lũ nghiêm trọng, địa hình chia cắt khiến cử tri không thể đến khu vực bỏ phiếu thì sẽ đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho những cử tri này nhận phiếu bầu và thực hiện bầu cử.


 Ủy ban bầu cử Quảng Trị tổ chức họp phiên thứ 2 để chỉ đạo và triển khai công tác bầu cử
Ủy ban bầu cử Quảng Trị tổ chức họp phiên thứ 2 để chỉ đạo và triển khai công tác bầu cử

Tăng cường giám sát ở cơ sở

Tăng cường giám sát, được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đảo bảo an toàn cho ngày bẩu cử, để ngày bầu cử dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của Nhân dân. Hiện tại, các địa phương đang tổ chức nhiều đoàn kiểm tra hướng về cơ sở để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: bên cạnh việc thành lập 9 đoàn kiểm tra về công tác bầu cử của tỉnh, đối với tất cả các đơn vị cấp huyện, thì tỉnh cũng yêu cầu các thành viên Ủy ban bầu cử tỉnh tiếp tục bám sát địa bàn được phân công, nhất là các địa bàn có những vấn đề khó khăn để chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể.

Thực tế qua các kỳ bầu cử cho thấy, cấp xã và các tổ bầu cử có vai trò quyết định đến sự thành công của công tác bầu cử, bởi vậy các thành viên Ủy ban bầu cử tỉnh cần sâu sát cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn, nhất là chỉ đạo lựa chọn những người có trách nhiệm và kinh nghiệm tham gia vào các tổ bầu cử; hướng dẫn việc lập danh sách cử tri; xác minh những vấn đề cử tri nêu liên quan về ứng cử viên.

Trước ngày bầu cử, việc giám sát của Ủy ban MTTQ các tỉnh sẽ kiểm tra tập trung vào các nội dung như: việc quán triệt các văn bản chỉ đạo triển khai công tác bầu cử, việc hướng dẫn triển khai, tổ chức tập huấn các nội dung về chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam tham gia công tác bầu cử; hướng dẫn thực hiện các quy trình giới thiệu người ứng cử; công tác tuyên truyền về bầu cử; kết quả thực hiện các quy trình giới thiệu người ứng cử; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND và việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử, người được giới thiệu ứng cử; việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử…

Theo Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng, việc tổ chức các đoàn giám sát phải thiết thực, tránh trùng lặp. Qua công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai công tác bầu cử ở địa phương cũng như những vi phạm pháp luật về bầu cử để có biện pháp hướng dẫn, chỉ đạo, hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm khắc phục kịp thời. Mục tiêu là bảo đảm cho cuộc bầu cử thực sự dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm.


Tin cùng chuyên mục
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.