Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bệnh nhân điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV từ BHYT: Tính nhân văn và ưu việt của chính sách

PV - 09:47, 03/04/2019

Năm 2019, chủ trương “Những bệnh nhân điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV từ BHYT”, được xem là một trong những sự kiện y tế tiêu biểu được triển khai đồng loạt trên toàn quốc. Chủ trương này mang lại nhiều tác động tích cực trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, người nhiễm HIV và gia đình họ hiểu về tầm quan trọng, lợi ích, tính nhân văn ưu việt của chính sách BHYT trong việc điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.

Từ ngày 1/1/2019 người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc kháng virus ARV được thanh toán bằng BHYT. Từ ngày 1/1/2019 người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc kháng virus ARV được thanh toán bằng BHYT.

Giải bài toán khó

Những năm gần đây, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong “cuộc chiến” phòng, chống HIV/AIDS, có bước tiến dài trong công tác điều trị. Đặc biệt là việc nâng cao chất lượng điều trị bằng thuốc kháng virus ARV (thuốc kháng virus HIV) cho người nhiễm HIV/AIDS, giúp người bệnh khỏe mạnh và quan trọng là làm giảm 95% nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác.

Hiện cả nước có khoảng 200 nghìn người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có khoảng 130 nghìn người dùng thuốc ARV. Mục tiêu của Chính phủ đề ra là đến năm 2030, Việt Nam sẽ chấm dứt đại dịch HIV/AIDS. Tuy nhiên, khi bỏ điều trị, không chỉ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, kéo theo việc điều trị tốn kém và làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Bên cạnh đó, số người nhiễm HIV phần lớn là nhóm dân số yếu thế, nhóm người nghèo.

Chính vì vậy, khi các nguồn viện trợ không còn cho việc điều trị này, thì Việt Nam vẫn đảm bảo nguồn lực để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Một trong những giải pháp đảm bảo nguồn lực tài chính bền vững cho người nhiễm HIV được tiếp cận thuốc ARV chính là từ Quỹ BHYT. Ngày 15/11/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2188/QĐ-TTg đã quy định việc thanh toán thuốc kháng virus HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia từ nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban Dược-Vật tư y tế (BHXH Việt Nam) cho biết: BHYT sẽ góp phần cùng với nguồn tài chính khác của Nhà nước nhằm đảm bảo việc cung cấp thuốc điều trị thường xuyên cho những người không may nhiễm HIV. Trong thời gian vừa qua, quỹ BHYT chi trả cho điều trị nhiễm trùng cơ hội, các xét nghiệm khác cho người bệnh nhiễm HIV có thẻ BHYT. Theo thống kê, năm 2019 sẽ có khoảng 48.000 người nhiễm HIV có thẻ BHYT sử dụng thuốc ARV. Đến năm 2020, số người nhiễm HIV còn lại sẽ được cấp thuốc ARV từ quỹ BHYT.

Tiếp tục cải thiện nâng cao chính sách BHYT

Thời gian qua, BHXH Việt Nam cũng đã tích cực phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện; kiện toàn và ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với các cơ sở điều trị HIV/AIDS; xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nhân điều trị ARV phục vụ cho việc theo dõi thanh toán thuốc ARV nguồn BHYT và thiết lập hệ thống thông tin quản lý đến từng bệnh nhân tham gia điều trị ARV.

Theo tính toán, mỗi năm, chi phí KCB cho 01 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS sẽ hết khoảng 6 triệu đồng (gồm thuốc và xét nghiệm). Với hơn 100.000 bệnh nhân thì chúng ta cần hơn 600 tỷ đồng để điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS.

Hiện nay, Việt Nam là nước duy nhất huy động nguồn lực trong nước, thông qua BHYT để chi trả cho các dịch vụ điều trị HIV/AIDS. Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế tháo gỡ từng vướng mắc, tạo điều kiện tối đa để người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với BHYT như: Người nhiễm HIV/AIDS không phải tham gia BHYT theo hộ gia đình, trường hợp không có giấy tờ tùy thân,…Qua đó, người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT tăng theo từng năm, nhiều tỉnh thành đã đạt độ bao phủ BHYT 100% cho người nhiễm HIV/AIDS.

Tuy nhiên, tại một số tỉnh, thành phố, độ bao phủ BHYT cho đối tượng này còn thấp do tâm lý sợ lộ thông tin của người bị bệnh; hay cũng có nhiều người nhiễm HIV chưa sẵn sàng mua thẻ BHYT do còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc các dự án…

Vì vậy, chúng ta phải giải quyết những tồn tại vướng mắc, trong đó tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông cho những người nhiễm HIV, người đang điều trị bằng ARV về tầm quan trọng của BHYT; tham mưu xây dựng cơ chế, nguồn tài chính để hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia BHYT; chỉ đạo, triển khai chống kỳ thị, phân biệt đối xử tại các cơ sở khám chữa bệnh để người nhiễm HIV yên tâm đến điều trị.

Các ngành chức năng cần tiếp tục cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS, tạo môi trường thân thiện thông qua thay đổi thái độ, kỹ năng tư vấn, truyền thông của nhân viên y tế với người bệnh…

HOÀNG LAN