Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bệnh sởi diễn biến phức tạp ở vùng sâu, vùng xa

PV - 09:53, 11/03/2019

Theo báo cáo của ngành Y tế, hiện nay, dịch sởi đã lan rộng ra 44 tỉnh, thành, trong đó tập trung ở các địa phương vùng sâu, vùng xa. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh nhân không được tiếp cận tiêm chủng vắc xin phòng sởi.

Vùng DTTS tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh sởi do không được tiêm chủng vắc xin. Vùng DTTS tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh sởi do không được tiêm chủng vắc xin.

98,7% bệnh nhân chưa tiêm vắc xin sởi

Ghi nhận tại khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai, những ngày này, rất đông các bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa về điều trị bệnh sởi. Chị Lò Thị Trinh, quê ở Sơn La vừa bế đứa con 2 tuổi vừa buồn rầu chia sẻ, con chị lên sởi hơn 1 tuần qua, chị đã đưa cháu xuống bệnh viện đa khoa tỉnh chữa 3 ngày nhưng không khỏi. Do đó, gia đình chị phải cho cháu xuống Bệnh viện Bạch Mai mấy ngày nay. Chị Trinh chia sẻ thêm, nhà chị ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại rất khó khăn nên khi sinh cháu, chị không biết cho con đi tiêm phòng sởi. Nay cháu bị bệnh, chị rất lo lắng và ân hận.

Nói về tình trạng này, bác sĩ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Thông tin, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung bình tại khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện tiếp nhận 10 ca/ngày. Tuy nhiên từ đầu năm 2019 đến nay, số bệnh nhân tăng đột biến, (bằng 1 nửa số người mắc bệnh trong cả năm 2014, là năm dịch sởi bùng phát mạnh nhất trong 10 năm qua).

Còn tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh sởi cũng diễn biến rất phức tạp. Nếu trong cả năm 2018, Bệnh viện chỉ ghi nhận 86 trường hợp mắc sởi, thì trong những ngày đầu năm 2019 đã có hơn 200 ca đến khám và điều trị, chủ yếu ở các địa phương như Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La…

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, 44/63 tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sởi, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn. Trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi. Các trường hợp mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi thấp và những đô thị có số trẻ thường xuyên di chuyển.

Ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Do đó, việc các nạn nhân không được tiêm hoặc cố tình không tiêm vắc xin là vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Người dân cần chủ động đi tiêm phòng

Bác sĩ Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng dự báo, thời gian tới, dịch bệnh sởi có thể tiếp tục diễn biến phức tạp do trẻ không được tiêm chủng hoặc không tiêm đầy đủ. Bệnh đang có xu hướng gia tăng tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa và các tỉnh khu vực phía Nam.

Trước những diễn biến như vậy đòi hỏi chúng ta không được chủ quan. Theo đó, các cơ sở y tế ở địa phương phải làm tốt công tác cách ly bệnh nhân, phân luồng điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với những bệnh nhân nhẹ chỉ cần cách ly ở nhà, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là trẻ có thể bình phục, không nhất thiết phải đưa vào bệnh viện, tránh bị lây nhiễm chéo.

Ông Đặng Quang Tấn thông tin thêm, hiện nay, Bộ Y tế đang đôn đốc triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho 57 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao hoặc có số mắc cao, tăng đột ngột, các địa bàn có di biến động dân cư cao, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS sinh sống, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Theo đó, người dân cần tích cực đi tiêm chủng đồng thời chủ động phối hợp với ngành Y tế trong công tác phòng chống bệnh. Đối với các sở y tế, cần tăng cường giám sát tình hình bệnh sởi tại cộng đồng và tuyến y tế cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh và các biện pháp phòng, chống để người dân chủ động thực hiện phòng bệnh.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Định Hóa (Thái Nguyên): Chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào DTTS

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.