Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bí quyết học giỏi Văn của cô nữ sinh dân tộc Thái

PV - 15:09, 11/09/2018

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Nghệ An có 27 học sinh DTTS đậu đại học đạt điểm cao từ 20 điểm trở lên. Trong đó có 7 học sinh đạt từ 25,9 điểm trở lên vinh dự được UBND tỉnh tặng thưởng và tuyên dương; 20 học sinh còn lại được nhận quà và Giấy khen của Ban Dân tộc. Em Hà Thị Vân, dân tộc Thái ở bản Na, xã Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong là một gương mặt điển hình.

nữ sinh dân tộc Thái Em Hà Thị Vân duyên dáng trong ngày tốt nghiệp ra trường.

Đối với Hà Thị Vân, mùa Hè này là khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong suốt quãng đời học sinh của mình. Đặc biệt là khi em vừa hay tin thi đậu vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với số điểm 3 môn khối C đạt 28,5 điểm (đã tính điểm ưu tiên). Với thành tích này, Hà Thị Vân đã trở thành 1 trong số 7 học sinh DTTS xuất sắc vinh dự được UBND tỉnh tuyên dương và tặng thưởng.

Nói về điểm số của Vân: Văn 9,5; Sử 8,75; Địa 7,75 chắc hẳn ai cũng phải nể phục. Nhất là ở bộ môn Ngữ Văn, Vân đã tích lũy cho mình một số kinh nghiệm quý rất đáng để học tập. Vân cho biết, ở mỗi bài học, em đều đọc và nghiên cứu kỹ lưỡng các tác phẩm trong sách giáo khoa, đồng thời chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Sau đó, em tự rèn luyện tính tư duy bằng cách phản biện, cảm nhận bài văn theo cảm xúc, suy nghĩ và hiểu biết của mình. Dựa theo cấu tạo bài văn đã được định hình sẵn, ở mỗi ý, mỗi đoạn, Vân viết theo từng nội dung trọng điểm, tránh sự lan man, không đi thẳng vào vấn đề; câu văn gọn gàng, súc tích, mạch lạc, dễ hiểu…

Vào những lúc rảnh rỗi, Vân thường lên mạng tìm kiếm các bài nghị luận xã hội nhằm nghiên cứu, tham khảo các phân tích, nhận định; sau đó, em tự ra đề và viết theo quan điểm của mình. Em cũng thường xuyên đọc báo, xem ti vi để cập nhật tin tức nổi bật trong nước và quốc tế nhằm không chỉ học tốt môn Văn mà còn làm tốt môn Lịch sử và Địa lý. Nhờ sự chuẩn bị kiến thức khá kỹ lưỡng, Vân tự tin bước vào kỳ thi THPT quốc gia với một tâm lý thoải mái.

Kể về bài làm của mình, Vân chia sẻ: Đề thi phần nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn ngắn suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước. Riêng cá nhân em thì nghĩ rằng, tiềm năng đất nước rất quan trọng nhưng đó không phải là yếu tố quyết định. Quan trọng nhất vẫn phải là yếu tố con người, chính con người là nhân tố hàng đầu để làm nên mọi thành công.

Bài Ngữ Văn của Vân có thể được giám khảo đánh giá cao ở thái độ sống, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với vận mệnh đất nước. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đằng sau bài Văn 200 chữ đó là thực trạng là khát khao, mong muốn của không chỉ riêng Vân mà còn của bố mẹ, gia đình và bản làng nơi em đang sống.

Kế hoạch sắp tới, sau khi đã ổn định việc nhập học tại trường mới, Vân có ý định vừa đi học, vừa tranh thủ kiếm việc làm thêm để có tiền trang trải sinh hoạt. Hy vọng Vân sẽ thực hiện thành công ước mơ trở thành một cử nhân Du lịch để về phát triển tiềm năng du lịch phong phú trên quê hương.

VÂN ANH

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.