Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Bình đẳng giới: Cần thay đổi nhận thức đến hành động

PV - 10:20, 04/06/2019

Duy trì hoạt động các câu lạc bộ (CLB) bình đẳng giới, giáo dục bình đẳng giới trong trường học, tăng cường vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực… là những giải pháp được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019 do Ủy ban Dân tộc tổ chức vừa qua, nhằm rút ngắn khoảng cách về bất bình đẳng giới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển xin trích lược một số ý kiến tiêu biểu về vấn đề này tới bạn đọc.

Ông Hà Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của xã hội

Để thực hiện Đề án Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025, toàn bộ cán bộ, công chức xã, bí thư chi bộ, trưởng thôn, các đoàn thể thôn bản trong xã Linh Phú đều được tham gia lớp tập huấn do Vụ Dân tộc thiểu số tổ chức.

Ông Hà Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang Ông Hà Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Tuy nhiên, xã Linh Phú là xã đặc biệt khó khăn của huyện Chiêm Hóa nên công tác bình đẳng giới vẫn gặp nhiều khó khăn. Cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ còn nhiều bất cập, trở ngại hơn so với trẻ em trai và nam giới ở cùng địa bàn, bởi nhiều trường hợp em gái phải lao động giúp đỡ gia đình, không có điều kiện đi học xa nhà, ở nội trú, nhiều trường hợp khác theo phong tục lấy chồng sớm…

Ngoài ra, một số đồng bào DTTS, nhất là đồng bào dân tộc Mông còn tồn tại các phong tục, tập quán lạc hậu đã tác động đến bất bình đẳng giới như: tình trạng tảo hôn, tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, quan niệm “con gái là con người ta”… Vì vậy, để nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội nhằm xóa bỏ quan niệm “việc của phụ nữ là tề gia nội trợ, đàn ông là trụ cột kinh tế trong gia đình”, trước hết cần phải tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của xã hội

Chị Y Díp, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum: Tiếp tục duy trì các CLB bình đẳng giới

Ông Hà Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang Chị Y Díp, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

So với thời điểm 10 năm trước đây, định kiến, quan điểm rằng trẻ em gái không cần phải đến trường rất phổ biến, tuy nhiên sau những nỗ lực của toàn xã hội, đến nay hình ảnh trẻ em gái đến trường đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ trong công cuộc rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng giới. Những vẫn đề về y tế, việc làm vẫn còn nhiều khó khăn.

Theo tôi, một trong những giải pháp hiệu quả nhất để thay đổi tình trạng bất bình đẳng giới chính là tiếp tục duy trì các CLB bình đẳng giới. Bởi thông qua CLB các thành viên sẽ hỗ trợ nhau trong lao động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, khắc phục những khó khăn trong cuộc sống; khuyến khích sự tham gia của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động cộng đồng.

Anh Chảo Pết Lẩy, Chủ nhiệm CLB bình đẳng giới xã Trung Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhà trường

Anh Chảo Pết Lẩy, Chủ nhiệm CLB bình đẳng giới xã Trung Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Anh Chảo Pết Lẩy, Chủ nhiệm CLB bình đẳng giới xã Trung Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Xã Trung Chải là địa bàn có trên 94% là đồng bào DTTS sinh sống. Hiện nay, xã đã thành lập CLB bình đẳng giới, với hơn 50 thành viên ở 7 thôn, tuy nhiên trình độ nhận thức bất bình đẳng giới của các thành viên trong CLB vẫn còn hạn chế; CLB sinh hoạt không đều do địa bàn rải rác…

Vì vậy, để thực hiện tốt bình đẳng giới, cần phải có giải pháp thúc đẩy một cách thực chất trên địa bàn xã trong giai đoạn tiếp theo như: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND xã; xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của các ngành, đoàn thể; tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên, tự giải phóng mình. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong hệ thống nhà trường giúp thanh niên, thiếu niên nhận thức được những vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản, có hệ thống…

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.