Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Bình yên xóm làng từ dòng họ tự quản

PV - 18:54, 18/01/2019

Thời gian qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Để đạt được kết quả đó có vai trò không nhỏ của mô hình “Dòng họ Lò tự quản về ANTT” (xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên) trong công tác vận động Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Là dòng họ có lịch sử hàng trăm năm, không chỉ có truyền thống cách mạng, có truyền thống hiếu học, tích cực tham gia phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, dòng họ Lò (dân tộc Tày) còn được biết đến là một dòng họ tiêu biểu làm tốt công tác tự quản về ANTT và không có ma túy.

Ban Tự quản họ Lò tích cực phối hợp với lực lượng Công an trong công tác đảm bảo ANTT ở địa phương. Ban Tự quản họ Lò tích cực phối hợp với lực lượng Công an trong công tác đảm bảo ANTT ở địa phương.

Được biết, xã Phong Dụ Thượng có trên 1.180 hộ với hơn 5.870 nhân khẩu, sinh sống ở 11 thôn, trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Dao, Mông... Trình độ, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, Phong Dụ Thượng còn giáp ranh với nhiều xã khác trong và ngoài huyện, người dân thường xuyên đi lại giao lưu, làm ăn buôn bán qua địa bàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự (ANTT). Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân đề cao cảnh giác trước mọi diễn biến, không lơ là để bị kẻ xấu lôi kéo vi phạm pháp luật luôn được Đảng ủy, chính quyền và các ngành chức năng địa phương đặc biệt quan tâm.

Trước thực trạng đó, được sự hướng dẫn của lực lượng Công an xã, năm 2017, Hội đồng gia tộc họ Lò đã quyết định thành lập mô hình “Dòng họ Lò tự quản” với 131 hộ gia đình, gần 600 nhân khẩu. Ban Tự quản họ Lò đã phân thành 9 chi họ ở các thôn bản, xây dựng quy chế, quy ước dòng họ. Đồng thời tổ chức cho các chi họ ký giao ước thi đua thực hiện tốt quy chế, quy ước của thôn bản và dòng họ.

Qua gần 2 năm tổ chức hoạt động, Ban Tự quản dòng họ Lò đã phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể ở xã. Nhất là lực lượng Công an, triển khai tuyên truyền nội dung liên quan đến ANTT và xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư tới các thành viên trong dòng họ thông qua các buổi họp, các dịp lễ, giỗ.

Qua đó các thành viên trong dòng họ Lò nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác, phòng ngừa đấu tranh tố giác tội phạm, đảm bảo ANTT trên địa bàn, xây dựng tình làng nghĩa xóm ngày thêm gắn bó. Ông Lồ Văn Pùa, Trưởng Ban tự quản họ Lò cho biết, từ khi thành lập Ban Tự quản họ Lò, các thành viên trong dòng họ đều làm theo lời Bác dạy, nhất nhất đoàn kết, bảo ban nhau làm ăn, dạy bảo con cháu chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước. Ban Tự quản họ Lò đã tổ chức cho tất cả các chi họ ký cam kết không có thành viên vi phạm pháp luật, đồng thời phát động phong trào “Dòng họ Lò chung tay bài trừ các tệ nạn xã hội”.

Ông Lồ Văn Pùa cho biết thêm, định kỳ hằng tháng, Ban Tự quản đều tổ chức họp để nghe các chi họ thông báo về tình hình liên quan đến ANTT. Qua đó kịp thời nắm bắt, tiếp thu phản ánh, kiến nghị của các thành viên để có hướng điều chỉnh. Qua đó, tình trạng bạo lực gia đình, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật ở địa phương đã giảm, ý thức ngày càng được nâng lên.

Không chỉ làm tốt công tác giữ gìn ANTT, các thành viên dòng họ Lò còn đi đầu trong công tác phát triển kinh tế ở địa phương. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó đời sống kinh tế trong từng gia đình đều khởi sắc. Hiện nay trong họ chỉ còn 1 hộ nghèo, 13 hộ cận nghèo…

Ông Lò Văn Nhẹo, thôn 10 (Phong Dụ Thượng) chia sẻ: “bản thân tôi là một người con họ Lò luôn ý thức được việc thực hiện tốt ANTT, phát triển kinh tế ở địa phương. Luôn nhắc nhở con cháu thực hiện tốt các quy chế, quy ước của dòng họ, của thôn bản…”

Theo ông Lò Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Phong Dụ Thượng đánh giá, mô hình “Dòng họ Lò tự quản” đang hoạt động rất tốt, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, tình trạng trộm cắp, nghiện ngập ma túy, tranh chấp, mâu thuẫn trong thôn, bản giảm đáng kể. Ban Công an xã với sự trợ giúp từ mô hình dòng họ tự quản, đã tiếp nhận nhiều thông tin có giá trị, xử lý kịp thời các sự việc liên quan.

Đảng ủy và chính quyền xã Phong Dụ Thượng đã nhân rộng các mô hình tự quản về ANTT. Trong đó, quan tâm duy trì hoạt động hiệu quả của 11 Tổ an ninh nhân dân với 45 thành viên; 22 Tổ tự quản với 950 thành viên; củng cố và tổ chức tập huấn về công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng, hòa giải... cho 11 Tổ hòa giải tại cơ sở với trên 60 thành viên; quan tâm đẩy mạnh thực hiện khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt chuẩn "An toàn về ANTT”.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.